Bị giam xe 30 ngày bao nhiêu tiền

by Thanh Thủy
Bị giam xe 30 ngày bao nhiêu tiền

Hiện nay số lượng người tham gia giao thông cũng như các phương tiện giao thông ngày càng nhiều, dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực như tình trạng tai nạn giao thông, tình trạng ùn tắc giao thông, tình trạng vi phạm giao thông diễn ra ngày càng nhiều, Trước tình trạng đó thì các chế tài xử phạt vi phạm giao thông đã ra đời, tùy thuộc vào lỗi và mức độ của hành vi thì người vi phạm sẽ bị xử phạt khác nhau. Sau đây mời các bạn hãy cùng CSGT tìm hiểu về vấn đề ” Bị giam xe 30 ngày bao nhiêu tiền” qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về tạm giữ xe vi phạm giao thông

Hiện nay hệ thống pháp luật nước ta đã đưa r nhiều biện pháp xử phạt các hành vi vi phạm, theo đó các hành vi vi phạm mang tính chất nhẹ hơn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, còn những trường hợp vi phạm gây mức dộ nu\guy hiểm cho xã hội cao hơn thì sẽ bị xử lý hình sự. Thông thường các lỗi vi phạm trong lĩnh vực giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Giam xe hay còn gọi là giữ xe (Tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Căn cứ tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện; vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Tuy nhiên, trường hợp phương tiện giao thông có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh mà đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

Bị giam xe 30 ngày bao nhiêu tiền tại Hà Nội?

Các hành vi phạm các quy định trên lĩnh vực giao thông thì thường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như là phạt tiền hoặc tước giấy phép lái xe, hay các biện pháp khắc phục hậu quả…. Một trong những biện pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay đó chính là biện pháp tạm giữ phương tiện giao thông khi vi phạm một số lỗi nhất định.

Theo khoản 7 điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

“7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.

Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.

Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này.”

Như vậy, nếu bạn có lỗi trong việc vi phạm hành chính; thì bạn sẽ phải chịu phí lưu kho, phí bến bãi.

Bị giam xe 30 ngày bao nhiêu tiền

Theo quy định của Thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương. Các khoản lệ phí trông giữ phương tiện có sự khác nhau giữa các tỉnh thành phố.

Hiện nay, giá giữ xe vi phạm giao thông tại Hà Nội được quy định tại Quyết định 44/2017/QĐ-UBND, cụ thể:

Nội dung thuĐơn vị tínhMức thu
– Xe máy, xe lamđồng/xe/ngày đêm8.000
– Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lôđồng/xe/ngày đêm5.000
– Xe ô tô đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuốngđồng/xe/ngày đêm70.000
– Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lênđồng/xe/ngày đêm90.000

Trường hợp phương tiện bị tạm giữ có quyết định tịch thu

Đối với xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện, xe xích lô

Địa điểm trông giữĐơn vị tínhMức thu
– Tại các quậnđồng/xe/tháng40.000
– Tại các huyện; thị xã Sơn Tâyđồng/xe/tháng30.000
  • Đối với xe máy, xe lam:
Địa điểm trông giữĐơn vị tínhMức thu
– Tại các quậnđồng/xe/tháng70.000
– Tại các huyện; thị xã Sơn Tâyđồng/xe/tháng50.000

Giá trông giữ xe ô tô

– Mức thu đối với loại xe tính theo ghế ngồi (xe con, xe du lịch, xe khách)

Địa điểm trông giữMức thu (đồng/tháng)
Đến 9 ghế ngồiTừ 10 ghế đến 24 ghế ngồiTừ 25 ghế đến 40 ghế ngồiTrên 40 ghế ngồi
– Tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa1.500.0001.600.0001.700.0001.800.000
– Tại các quận còn lại900.0001.000.0001.100.0001.200.000
– Tại thị xã Sơn Tây và các huyện500.000600.000700.000800.000

– Mức thu đối với loại xe tính theo tải trọng (xe tải)

Địa điểm trông giữMức thu (đồng/tháng)
Đến 2 tấnTrên 2 tấn đến 7 tấnTrên 7 tấn
– Tại các quận600.000700.000900.000
– Tại thị xã Sơn Tây và các huyện500.000600.000750.000

Các trường hợp bị tạm giữ xe

Với tần suất sử dụng một cách liên tục và thường xuyên các loại phương tiện giao thông thì việc mắc một số lỗi vi phạm giao thông của các chủ thể điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông là điều khó tránh khỏi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi phát hiện các hành vi vi phạm giao thông thì cảnh sát giao thông có quyền xử phạt hành chính người đi xe quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Khi xử phạt hành chính, cảnh sát giao thông còn có quyền tạm giữ phương tiện.

Với người điều khiển xe ô tô

STTLỗi vi phạmCăn cứ
1Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá:
– 50 miligam/100 mililít máu;
–  0,25 miligam/1 lít khí thở;
khoản 6 Điều 5
2– Đi ngược chiều trên đường cao tốc;
– Lùi xe trên đường cao tốc;
– Điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở;
khoản 8 Điều 5
3– Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ;- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có ma túy;
khoản 10 Điều 5
4– Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;- Với các loại xe yêu cầu phải gắn biển số thì không gắn biển số;
– Có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng;- Không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;
khoản 4 Điều 16
5– Gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe;
– Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên…
khoản 5 Điều 16

Với người điều khiển xe máy

STTLỗi vi phạmCăn cứ
1– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
– Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở;
khoản 6 Điều 6
2Điều khiển xe mà nồng độ cồn:
– Vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu;
– Vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở;
khoản 7 Điều 6
3– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe;
– Dùng chân điều khiển xe;
– Ngồi về một bên điều khiển xe;
– Nằm trên yên xe điều khiển xe;
– Thay người điều khiển khi xe đang chạy;
– Lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
– Chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
– Điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc có chất ma túy;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
khoản 8 Điều 6
4– Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;
– Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp…

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Xe máy điện có cần biển số không” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục lấy xe bị tạm giữ ra sao?

Theo quy định tại điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA, việc trả lại phương tiện bị tạm giữ được thực hiện như sau:
Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Người đến nhận xe phải có CMND/CCCD, quyết định trả lại phương tiện, người đến nhận thay phải có văn bản ủy quyền của người vi phạm.

Thời gian tạm giữ xe máy là bao lâu?

Thời gian tạm giữ xe máy; và các phương tiện vi phạm được quy định tại; khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13; do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012:
 Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép; chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc; kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền; xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc; kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp.
Thời hạn tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật; phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
 Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1; Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like