Xe bị bắt bao lâu thì thanh lý?

by Thanh Thủy
Xe bị bắt bao lâu thì thanh lý

Câu hỏi: Chào luật sư, khoảng thời gian trước thì em trai em có mang xe lên để đi học đại học trên Hà Nội, sau đó thì bị công an tạm giữ xe máy vì vi phạm giao thông. Sau khi lập biên bản thì bên phía cảnh sát giao thông có hẹn tuần sau lên giải quyết và lấy xe. Tuy nhiên thì sự việc đã được 3 tháng và em trai em giấy nên đến giờ gia đình em mới biết. Luật sư cho em hỏi “Xe bị bắt bao lâu thì thanh lý” ạ?. Em xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình cũng như tìm hiểu thêm về các quy định của pháp luật liên quan đến việc tạm giữ xe này thông qua bài viết dưới đây của CSGT nhé.

Quy định về việc tạm giữ xe

Khi một vụ việc vi phạm giao thông hoặc khi xảy ra các trường hợp tai nạn giao thông xảy ra thì công an, cảnh sát giao thông hoặc người được giao thẩm quyền theo quy định pháp luật sẽ được quyền tạm giữ các phương tiện giao thông có liên quan, Việc tạm giữ phương tiện giao thông này với mục đích là để phục vụ cho công tác điều tra giải quyết vụ việc hoặc với vai trò là là chế tài để răn đe đối với các trường hợp vi phạm.

Dựa vào Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc tạm giữ phương tiện giao thông cần tuân thủ những điều kiện sau:

  • Chỉ những người có thẩm quyền đưa ra hình thức xử phạt hành chính hoặc xử phạt tịch thu tang vật theo pháp luật mới có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn.

-Việc tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn chỉ được áp dụng khi nhận thấy thật sự cần thiết vì một trong những lý do sau đây:

+Việc tạm giữ này giúp cho việc điều tra, xác minh những tình tiết còn chưa rõ ràng để từ đó mới có đầy đủ cơ sở để ra quyết định xử phạt.

+Việc tạm giữ này nhằm mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính khác mà nếu như không tạm giữ thì để chủ sở hữu tiếp tục sử dụng hây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

+Việc tạm giữ này như một biện pháp bảo đảm để người có lỗi phải thi hành quyết định xử phạt theo quy định pháp luật.

+Nếu có cơ sở cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì phương tiện sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh vụ việc (thường những vụ việc này sẽ có yếu tố hình sự).

  • Công an hoặc người có thẩm quyền tiến hành tạm giữ phương tiện giao thông trong vụ việc tai nạn giao thông phải lập quyết định tạm giữ và biên bản tạm giữ. Biên bản tạm giữ (có mẫu do Chính phủ quy định) phải có những nội dung như: tên loại, số lượng và tình trạng phương tiện thực tại thời điểm tạm giữ.

Sau khi lập biên bản thì người ra quyết định tạm giữ và chủ sở hữu của phương tiện hoặc người đại diện của tổ chức có phương tiện vi phạm phải ký vào biên bản mới có giá trị hiệu lực. Nếu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc không chịu ký thì có thể thay thế bằng chữ ký của hai người làm chứng. Biên bản được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, 01 bản giao cho chủ thể vi phạm.

  • Người ra quyết định tạm giữ phương tiện giao thông gây ra tai nạn phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện. Nếu phương tiện đó có bất kỳ mất mát hay hỏng hóc gì thì người ra quyết định tạm giữ sẽ phải tiến hành bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Ngoài ra đi kèm với biện pháp giữ xe này sẽ là các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Xe bị bắt bao lâu thì thanh lý?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan thì khi người dân vi phạm các quy định về an toàn giao thông, ngoài việc bị xử phạt hành chính như cảnh cáo hay phạt tiền thì người vi phạm còn có thể bị tạm giữ phương tiện trong nhiều trường hợp. Các trường hợp tạm giữ phương tiện này sẽ có một khoảng thời gian cụ thể.

Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 115/2013/NĐ-CP, cá nhân có phương tiện bị tạm giữ có nghĩa vụ nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.

Trong đó, thời gian tạm giữ đối với phương tiện thường là 07 ngày (theo Điều 82 Nghị định 100/2019NĐ-CP).

Do đó, bạn phải đến nhận xe theo đúng thời hạn được quy định. Nếu quá thời hạn này mà không đến lấy xe, xe máy của bạn có thể bị xử lý theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP như sau:

– Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ;

– Hết 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy của pháp luật.

Sau khi bị ra quyết định tịch thu, phương tiện được xác lập quyền sở hữu toàn dân và bị xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản liên quan.

Như vậy, nếu sau 33 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ mà bạn không đến nhận lại xe bị tạm giữ, phương tiện sẽ bị tịch thu. Đồng nghĩa rằng, bạn sẽ không còn là chủ sở hữu của chiếc xe đó nữa. Thay vào đó, nó sẽ thuộc sở hữu toàn dân và được xử lý theo quy định pháp luật.

Xe bị bắt bao lâu thì thanh lý

Khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về việc xử lý phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ khi hết thời hạn tạm giữ mà không có người đến nhận như sau:

Đối với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ để xác minh tình tiết hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính thì:

– Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

– Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện.

Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

– Đối với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt thì khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

Thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ

Như đã phân tích ở trên thì trong một số trường hợp người vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện tham gia giao thông  như đua xe, lạng lách đánh võng, có nồng độ cồn vượt mức cho phép, gây tai nạn giao thông…. , khi đó thì người dân muốn nhận lại xe của mình thì sẽ phải thực hiện các quy định về thủ tục nhận lại xe theo các quy định cụ thể như sau:

Thủ tục nhận lại phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc trả lại phương tiện chỉ được thực hiện khi có Quyết định trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

Để có quyết định này, bạn phải tiến hành nộp phạt vi phạm giao thông trước. Sau đó, để nhận lại xe, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau đem đến nơi xe bị tạm giữ:

– Quyết định trả lại phương tiện bị tạm giữ;

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;

– Văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác đến nhận xe).

Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản phương tiện sẽ trả lại phương tiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.

Bước 2: Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

Bước 3: Lập biên bản bàn giao phương tiện bị tạm giữ, trả lại xe cho chủ phương tiện.Đặc biệt, bạn còn phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian xe bị tạm giữ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xe bị bắt bao lâu thì thanh lý“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp như dịch vụ về hòa giải tranh chấp đất đai tại ubnd cấp xã . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Có bị tạm giữ xe máy khi không lập biên bản xử phạt không?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012:
Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; giấy phép; chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm;
Trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến.
Theo đó, mọi phương tiện vi phạm bị tạm giữ đều phải lập biên bản; biên bản phải được lập thành 02 bản. Tuy nhiên; nếu phát hiện vi phạm giao thông nhờ dùng phương tiện; thiết bị kỹ thuật; nghiệp vụ thì CSGT phải lập biên bản mà không cần quan tâm đến mức phạt.

Có phải trả phí cho bãi xe trong thời gian xe bị tạm giữ không?

Tại Khoản 7 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này.
Theo đó, nếu bạn bị tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông, khi lấy phương tiện thì bạn phải trả các chi phí cho bãi xe theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like