Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe nữa không?

by Ánh Ngọc
Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe nữa không?

Chào Luật sư, vừa qua em trai tôi có tham gia giao thông và vi phạm lỗi vượt đèn đỏ; cảnh sát giao thông đã tiến hành xử phạt về hành vi vi phạm đó; đồng thời tạm giữ Giấy phép lái xe của em trai tôi. Hiện nay, vì tính chất công việc; em trai tôi phải đi lại nhiều. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp của em tôi đang bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe nữa không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Giấy phép lái xe là gì?

  • Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép; chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành; lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn; xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container; hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
  • Người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp; phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX; người đó mới có quyền để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.
  • Giấy phép lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông; cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra.

Thế nào là tạm giữ Giấy phép lái xe?

  • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Tạm giữ Giấy phép lái xe về bản chất; nó là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt; hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt 

Các trường hợp bị tạm giữ Giấy phép lái xe?

Tạm giữ Giấy phép lái xe theo quy định của Luật Giao thông Đường bộ

Việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết theo Điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP:

  • Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt; người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện; giấy tờ có liên quan đến người điều khiển; và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này; theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
  • Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính; người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm; mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện; hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông; sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe nữa không?
Hình ảnh minh họa về Giấy phép lái xe.

Tạm giữ Giấy phép lái xe theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định Trường hợp tạm giữ GPLX như sau: 

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện; hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật; phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên; thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Như vậy, khi có hành vi vi phạm luật giao thông và bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe; thì cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Sau khi bạn đã nộp tiền phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe nữa không?

  • Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh; thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
  • Trong đó, thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm Giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế.
  • Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản; người vi phạm chưa đến để giải quyết vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện; hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, có thể hiểu, trong thời hạn bị tạm giữ Giấy phép lái xe ghi tại biên bản; người vi phạm vẫn được coi là có Giấy phép lái xe và được điều khiển phương tiện tham gia giao thông như bình thường.

  • Nếu sau thời hạn này chưa nộp phạt và vẫn điều khiển phương tiện; thì sẽ bị xử phạt như không có Giấy phép lái xe theo Nghị định 100, cụ thể:

Đối với xe máy:

– Xe mô tô 02 bánh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Xe mô tô 02 bánh từ 175cm3, xe mô tô 03 bánh: Phạt tiền từ 03 – 04 triệu đồng (điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe nữa không?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người điều khiển giao thông là chủ thể nào?

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Dải phân cách là gì?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment