Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị tính lãi không?

by Ánh Ngọc
Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị tính lãi không?

Chào Luật sư, cách đây 01 tháng tôi có bị cảnh sát giao thông xử phạt về hành vi vượt đèn đỏ; và tôi bị tạm giữ Giấy phép lái xe. Vì một số lý do, tôi quên ngày đi phải nộp phạt. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này; việc nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị tính lãi không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vi phạm luật Giao thông là gì?

  • Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật; có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông; và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
  • Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.

Các hình thức xử phạt vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:

  • Cảnh cáo.
  • Phạt tiền.
  • Tước giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
  • Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.

Trong đó, đối với hành vi vi phạm giao thông; phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính; các hình thức còn lại là hình thức xử phạt bổ sung.

Cách thức phạt vi phạm giao thông

Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị tính lãi không?
Hình ảnh minh họa xử phạt vi phạm giao thông.

Phạt nóng khi vi phạm giao thông

  • Phạt nóng là hình thức phạt ngay sau khi vi phạm giao thông; bạn bị CSGT phát hiện vi phạm và được lập biên bản tại nơi vi phạm. Hình thức phạt này phải đóng tiền ngay sau đó; bên cơ quan CSGT sẽ thu giữ các giấy tờ lái xe của người vi phạm. Mọi người đến cơ quan CSGT để nộp phạt lấy lại giấy tờ; hoặc chọn nộp phạt qua bưu điện sau đó giấy tờ cũng được chuyển về tận nhà qua bưu điện.

Phạt nguội khi vi phạm giao thông

  • Phạt nguội là hình thức phạt sau hay nói chính xác là không bị phạt ngay lúc mà chờ đến một thời gian sau mới thực thi hình phạt. Cơ sở của phạt nguội giao thông đó chính là các camera giao thông đường phố.
  • Hiện nay trên các tuyến đường phố; đường cao tốc đã có gắn thiết bị giám sát giao thông; trong quá trình tham gia giao thông những xe nào vi phạm đều được ghi lại bằng hình ảnh. Qua quá trình của bên giám sát kiểm tra sẽ cung cấp thông tin vi phạm đầy đủ cho bên cơ quan xử phạt giao thông xử lý.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Hiện nay người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông bằng 5 cách với hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản; (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).

– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới; miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân; tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
  • Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

– Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt; người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính: ngày, tháng, năm vi phạm và họ tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.

– Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị tính lãi không?

Quy định về thời hạn nộp phạt

  • Theo khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày; thì thực hiện theo thời hạn đó.

Như vậy trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận được quyết định/biên bản xử phạt thì người vi phạm có nghĩa vụ thực hiện việc nộp phạt vi phạm giao thông. Việc chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử phạt theo quy định.

Xử lý trường hợp chậm trễ nộp phạt vi phạm giao thông

Chậm trễ nộp phạt vi phạm giao thông sẽ bị phạt theo Điều 78 luật này quy định:

  • Đối với nộp phạt một lần: Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày; kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
  • Đối với nộp phạt nhiều lần: Đối với cá nhân; để được nộp phạt nhiều lần thì phải đáp ứng điều kiện là bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên; và đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế, có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan; tổ chức nơi người đó học tập; làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Như vậy người chậm nộp phạt vi phạm giao thông; sẽ phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị tính lãi không?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nơi đường giao nhau cùng mức là gì?

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

Đất của đường bộ là phần đất nào?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment