Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

by Anh Lan
Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

Hiện nay khi tham gia giao thông ta không khó để bắt gặp hình ảnh người đi bộ thuận đâu sang đường tại đó hay những hình ảnh người điều khiển phương tiện giao thông không nhường đường cho người đi bộ sang đường. Theo quy định của pháp luật thì người đi bộ có thể đi ngang qua đường tại những nơi có biển báo và sẽ được nhường đường. Vậy biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào? Trong bài viết sau, CSGT sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang, phải đặt biển số 423. Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển như sau:

+ Chiều rộng biển: 70cm.

+ Chiều cao biển: 70cm.

+ Chiều cao hình vẽ: 45,5cm.  

 + Chiều rộng hình vẽ: 58cm.

Biển báo vị trí người đi bộ sang ngang, ký hiệu là I.423 (a,b) có dạng hình vuông, nền màu xanh, giữa biển có hình tam giác màu trắng, hình vẽ người đi bộ và nét vạch màu đen. Hình ảnh thực tế của biển báo này như sau:

Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?
Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

Biển báo I.423 (a,b) được dùng để chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang. Biển này được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường.

Gặp biển vị trí người đi bộ sang ngang, người tham gia giao thông phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang. Chiều người đi bộ trên biển phải hướng vào đường.

Các loại biển báo khác dành cho người đi bộ

Biển báo P.112 “Cấm người đi bộ”

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019, biển báo cấm người đi bộ có dạng hình tròn với viền màu đỏ và nền màu trắng. Trên nền biển P.112 có in hình vẽ một người đang đi bộ màu đen với một gạch chéo màu đỏ từ trái sang phải theo chiều từ trên xuống. Hình ảnh thực tế của biển này như sau:

Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

Biển báo P.112 có ý nghĩa báo hiệu đoạn đường phía trước cấm người đi bộ qua lại. Theo Quy chuẩn 41:2019, biển báo cấm người đi bộ có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.

Biển báo này được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm. Biển P.112 không cần biển báo hết cấm.

Nếu thấy biển cấm người đi bộ mà vẫn cố tình đi vào, người đi bộ sẽ bị phạt 60.000 – 100.000 đồng (theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).


Biển báo W.224 “Đường người đi bộ cắt ngang”

Biển báo đường người đi bộ cắt ngang có hình tam giác với nền màu vàng, viền đỏ, ở giữa có hình vẽ người đi bộ màu đen.

Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

Biển báo W.224 được bố trí để báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang qua đường.

Do đó, khi kặp biển này, các phương tiện phải giảm tốc độ, nhường ưu tiên cho người đi bộ. Các xe chỉ được phép chạy khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.

Lưu ý, tại nơi đường giao nhau, trong nội thành, nội thị nơi người qua lại thì phần đường dành cho người đi bộ cắt ngang phải được sơn kẻ vạch đường dành cho người đi bộ.


Biển báo R.305 “Đường dành cho người đi bộ”

Biển số “Đường dành cho người đi bộ” (ký hiệu R.305) có dạng hình tròn, nền màu xanh với hình vẽ người đi bộ ở giữa màu trắng. Hình ảnh thực tế của biển báo này như sau:

Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

Biển báo R.305 được bố trí trên đường để báo đường dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả xe được ưu tiên cũng không được phép đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.

Đây là một biển báo thuộc nhóm biển báo hiệu lệnh, có giá trị hiệu lực trên các làn đường đặt biển báo này.

Trường hợp phương tiện cố tình đi vào đoạn đường có cắm biển đường dành cho người đi bộ thì sẽ bị phạt về lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo giao thông đường bộ:

– Ô tô: Phạt 300.000 – 400.000 đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Theo điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy: Phạt 100.000 – 200.000 đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Theo điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Biển báo I.423c “Điểm bắt đầu đường đi bộ”

Biển báo điểm bắt đầu đường đi bộ (ký hiệu I.423c) có hình chữ nhật, nền màu xanh, giữa biển có hình vuông màu trắng và hình vẽ hai người đi bộ màu đen. Cụ thể hình ảnh của biển báo này như sau:

Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

Biển báo I.423c được sử dụng để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ. Lưu ý, biển báo này không dùng cho các vị trí đi bộ cắt ngang qua đường.


Biển báo I.424 (a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”

Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ ký hiệu là I.424 (a,b), có dạng hình vuông, nền màu xanh với hình vẽ người đi lên bậc thang ở giữa biển báo. Hình ảnh minh họa cho 02 biển báo này như sau:

Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

Biển báo I.424 (a,b) được bố trí trên đường để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường. Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua đường mà sử dụng biển số I.424a hoặc biển số I.424b cho phù hợp.

Việc đặt biển này sẽ giúp người đi bộ dễ dàng nhận biết cầu vượt qua đường để sử dụng, từ đó đảm bảo an toàn giao thông cho cả người đi bộ và những người tham gia giao thông khác trên đường.

Biển số I.424 (c,d) “Hầm chui qua đường cho người đi bộ”

Biển báo hầm chui qua đường cho người đi bộ có hình vuông, nền màu xanh và hình vẽ người đi xuống bậc thang ở giữa biển báo. Hình ảnh minh họa loại biển này như sau:

Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?

Biển báo I.424 (c,d) được sử dụng để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường, tùy hướng thực tế của người đi bộ qua hầm mà sử dụng biển I.424c hoặc I.424d cho phù hợp.

Việc đặt các biển này giúp người đi bộ dễ dàng nhận biết có hầm qua đường để sử dụng, đảm bảo an toàn khi qua đường.

7 lỗi vi phạm khiến người đi bộ bị xử phạt hành chính

Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 và Khoản 1 Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cụ thể như sau:

1. Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

2. Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9; bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

3. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

4. Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

5. Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy; bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

6. Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm; bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

7. Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

CSGT sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ chia thừa kế nhà đất… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Biển báo giao thông là gì?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông. Khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ quy định:
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Xác định lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường thế nào?

Lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường thường mắc phải ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.
Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, làn giữa là làn đi thẳng. A dừng xe ở làn giữa nhưng lại rẽ phải… Đây được xác định là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Máy kéo, xe máy chuyên dùng không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định như sau:
– Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment