Biển nào báo hiệu giao nhau với đường sắt có rào chắn?

by Quỳnh Tran
Biển nào báo hiệu giao nhau với đường sắt có rào chắn?

Xin chào Luật sư. Tôi là lái xe mới nên vẫn còn khá hoang mang về các biển báo giao thông hiện nay. Khi tham gia trên đường, tôi thấy rằng có nhiều loại biển báo khác nhau như biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm… Vậy không biết rằng biển nào báo hiệu giao nhau với đường sắt có rào chắn? Và quy tắc khi đi trên đường bộ giao nhau với đường sắt sẽ cần phải tuân thủ là gồm những quy tắc nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn giao thông của CSGT. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Biển nào báo hiệu giao nhau với đường sắt có rào chắn?

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển cảnh báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt bao gồm 02 biển báo là biển số W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” và Biển số W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”.

Đây là các biển thuộc nhóm biển nguy hiểm và cảnh báo, có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy. Đặc điểm chung của các biển này là có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

Với biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt, hình vẽ màu đen bên trong của các biển này sẽ là hình rào chắn (biển báo W.210) hoặc hình đầu tàu hỏa (biển báo W.211a):

– Biển báo W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”:

Biển nào báo hiệu giao nhau với đường sắt có rào chắn?
Biển nào báo hiệu giao nhau với đường sắt có rào chắn?

Được sử dụng để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hoặc nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông tại đoạn đường đó.

– Biển báo W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”:

Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn
Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn

Tại nơi đặt biển báo này, lực lượng chức năng có thể đặt thêm biển số W.242(a,b) “Nơi đường sắt giao nhau vuông góc với đường bộ” đặt cách ray ngoài cùng của đường sắt 10 m.

Trong trường hợp có từng đoạn đường bộ và đường sắt cùng đi chung với nhau, như cầu đi chung, thì tùy vào thực tế cho rào chắn hoặc không có rào chắn mà người ta sẽ đặt một trong hai biển số W.210 hoặc W.211a.

Quy tắc khi đi trên đường bộ giao nhau với đường sắt

Điều 25 Luật Giao thông đường bộ quy định về quy tắc khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; cầu đường bộ đi chung với đường sắt, cụ thể như sau:

– Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; cầu đường bộ đi chung với đường sắt; phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

– Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu; khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển; hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại; phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

– Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu; khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu; người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại; và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

– Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn; và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía; khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua; nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại; và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

– Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng; tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện; phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét; về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt; và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất; đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

– Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ; bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Gặp biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt, cần chú ý gì?

Biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt được lắp đặt để cánh báo cho người tham gia giao thông biết phía trước là đoạn đường giao nhau giữa đường bộ và đường sắt. Khi đi vào các đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, các tài xế cần lưu ý một số quy định sau để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

(1) Không được vượt xe

Theo khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được vượt xe khi đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

Nếu cố tình vi phạm, các phương tiện sẽ bị phạt như sau:

– Ô tô: 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

(Điểm d khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy: 800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

(2) Không được lùi xe

Theo khoản 2 Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008, ở khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không được phép lùi xe.

Nếu cố tình vi phạm, tài xế sẽ bị phạt như sau:

– Ô tô: 800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy: Chỉ phạt nếu lùi xe gây tai nạn vơi mức phạt 04 – 05 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

(3) Không được quay đầu xe

Theo khoản 4 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008, các tài xế không được quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

Nếu cố tình vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị phạt như sau:

– Ô tô: 800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm k khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy: 100.000 – 200.000 đồng

(Điểm p khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

(4) Không được dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt

Nội dung này được quy định tại điểm k khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Nếu cố tình vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị phạt như sau:

– Ô tô: 800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy: 300.000 – 400.000 đồng

(Điểm h khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

(5) Dừng xe khi có phương tiện đường sắt đi tới

Theo Điều 25 Luật Giao thông đường bộ, khi có phương tiện đường sắt đi tới đoạn giao  nhau, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và giữ khoảng cách an toàn với rào chắn hoặc không có rào chắn thì phải dừng cách đường ray gần nhất tối thiểu 5m.

(6) Xe bị hư hỏng trên đoạn đường giao với đường sắt phải đặt cảnh báo

Theo khoản 5 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ, nếu xe bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải thực hiện các công việc sau:

– Đặt báo hiệu trên đường sắt bằng mọi cách nhanh nhất có thể cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt;

– Báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.

– Nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Biển nào báo hiệu giao nhau với đường sắt có rào chắn?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia nhà ở khi ly hôn nhanh chóng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Có những biển báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt nào?

Có những biển báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt như:
– Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn
– Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn
– Biển báo nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ

Chi tiết biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn như thế nào?

Chi tiết báo hiệu: Biển báo giao nhau báo trước sắp đến chỗ giao nhau; giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông.

Đường sắt là đường như thế nào?

Đường sắt, hay vận tải đường sắt, là loại hình vận chuyển/vận tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray (đường rầy).

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment