Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?

by Ngọc Trinh
Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?

Để có thể an toàn di chuyển trên các con đường công cộng, ngoài việc quan sát người điều khiển giao thông và đèn tín hiệu giao thông thì sự hiểu biết về biển báo giao thông đường bộ cũng rất quan trọng. Nó giúp duy trì trật tự giao thông cũng như an toàn cho người đi bộ và các phương tiện di chuyển. Sau đây chúng ta hãy cũng csgt tìm hiểu rõ hơn về các nhóm biển giao thông đường bộ. Và cùng trả lời câu hỏi “có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?” nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Thông tư 06/2016/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Quy định pháp luật về từng biển báo

Biển báo cấm

Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Có mấy nhóm biển cáo giao thông đường bộ?
Có mấy nhóm biển cáo giao thông đường bộ?

Tác dụng của biển báo cấm

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.

Ví dụ: Biển báo cấm theo thời gian

Khi cần thiết cấm theo thời gian phải đặt biển phụ số S.508 dưới biển cấm, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).

Biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?
Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?

Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn.

Biển hiệu lệnh

Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?
Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?

Tác dụng của biển hiệu lệnh

Biển hiệu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.

Biển chỉ dẫn

Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.

Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?
Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?

Tác dụng của biển chỉ dẫn

Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

Biển phụ để thuyết minh

Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển còn lại.

Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?
Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?

Tác dụng của biển báo phụ

Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập.

Vị trí của các biển báo

Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự ưu tiên như sau: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển chỉ dẫn.

Trường hợp cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.

Chiều cao chữ được lựa chọn căn cứ trên tốc độ xe chạy sao cho người tham gia giao thông có thể đọc được rõ ràng cả ban ngày và ban đêm. Chiều cao chữ tối thiểu trên các biển chỉ dẫn là 100 mm với đường thông thường và đường đô thị; 150 mm với đường đôi ngoài đô thị và 300 mm đối với đường cao tốc. Chữ viết chỉ địa danh và hướng đường có chiều cao tối thiểu là 150 mm. Khuyến khích sử dụng kích thước chữ viết lớn nhưng phải đảm bảo tính cân đối và thẩm mỹ đối với biển báo.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ?. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về các loại biển báo giao thông đường bộ và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống, không mắc phải những lỗi như vậy. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Lái xe 45 chỗ cần bằng gì?, Bằng E lái được xe tải bao nhiêu tấn?,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi có người điều khiển giao thông thì theo biển chỉ dẫn hay người điều khiển?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào?

– Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
– Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
– Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

5/5 - (10 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment