Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi gì?

by Thơ Anh
Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi gì?

Từ ngày 01/01/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bắt đầu có hiệu lực. Theo Khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/NĐ-CP, mức phạt và thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt của lực lượng Cảnh sát Cơ động có sự thay đổi so với trước. Để trả lời thắc mắc về vấn đề trên, mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi gì?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Cảnh sát cơ động là gì?

Cảnh sát cơ động là một cá nhân giữ một chức vị nhất định thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động của Bộ Công An Việt Nam thực hiện các chức năng, quyền hạn được cấp trên giao để nhằm mục đích chính là đảm bảo an ninh trật tự quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội, an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật hiện hành.

Cảnh sát cơ động là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng với toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Hiểu một cách đơn giản thì cảnh sát cơ động là những người phục vụ nhân dân, quản lý và xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông để đảm bảo sự an toàn cùng trật tự giao thông trên từng địa bàn.

Cùng với các lực lượng vũ trang khác đây cũng là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt, sẵn sàng bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn xã hội cũng như bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra trên thực tế.

Thành phần của cảnh sát cơ động gồm những lực lượng nào?

Về thành phần, đội cảnh sát cơ động được cấu thành bao gồm những lực lượng cơ bản như sau: 

– Đầu tiên cảnh sát cơ động sẽ được phân chia theo nhiệm vụ cùng chức năng bao gồm các lực lượng sau đây: Lực lượng đặc nhiệm cùng những đơn vị tác chiến, bảo vệ mục tiêu, lực lượng sử dụng và huấn luyện động vật nghiệp vụ ví dụ như chó nghiệp vụ,…

– Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động cùng lực lượng chiến sĩ cơ động công an trực thuộc thành phố, trung ương. Trong đó bao gồm các cơ quan bộ tư lệnh, các đơn vị trực thuộc các cấp cùng các cục nghiệp vụ.

– Và, cuối cùng là lực lượng cảnh sát cơ động và lính nghĩa vụ với nhiệm vụ chính là bảo vệ nhân dân, an ninh tổ quốc, chống tội phạm.

Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi gì?

Khoản 3 Điều 74 Nghị định 100, sửa đổi bởi điểm b khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP CSCĐ sẽ được xử lý những lỗi vi phạm:

  • Điểm đ, g khoản 1; điểm g, h khoản 2; điểm b, d, đ, e, k, r, s khoản 3; điểm b, d, đ, g, i khoản 4; điểm b, c khoản 5; điểm b, c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
  • Điểm g, n khoản 1; điểm a, đ, h, l khoản 2; điểm b, c, d, đ, e, i, k, m, n, o khoản 3; điểm b, d, e, g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;”;
  • Điểm b, c, d, đ, e, g, h khoản 2; điểm b, d khoản 3; điểm b, c, đ, e, g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
  • Điểm c, đ, e, g, h, k, l, m, n, o, p, q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
  • Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);
  • Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 4a, khoản 5 Điều 15;
  • Điều 18, Điều 20;
  • Điểm b khoản 3; điểm a, b, c, đ, e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7a Điều 23;”;
  • Điều 26, Điều 29;
  • Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
  • Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động

Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi gì?
Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi gì?

Nhiệm vụ của cảnh sát cơ động

Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.

Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm khác thuộc khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công tuần tra, kiểm soát.

Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Quyền hạn của cảnh sát cơ động

Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: “ Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi gì? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , đăng ký nhãn hiệu, …., hãy liên hệ: 0833 102 102.

Có thể bạn quan tâm:

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông không?

Theo quy định của pháp luật Cảnh sát cơ động có quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát để đảm bảo an ninh, trật tự. Việc kiểm tra sau 22h đêm là nhiệm vụ cảnh sát cơ động được phân công nên cảnh sát có quyền kiểm tra hành chính, giấy tờ của quý khách. 

Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu của cảnh sát cơ động được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu được tiến hành trong các trường hợp sau:
a) Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
b) Khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy;
c) Khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment