Chở hàng hóa quá tải phạt bao nhiêu tiền

by Thanh Hằng
Chở hàng hóa quá tải phạt bao nhiêu tiền

Hiện nay, lỗi chở quá tải là lỗi thường gặp với các xe chở hàng hóa và theo quy định của Pháp luật, mức phạt xe quá tải rất nặng. Bởi việc vi phạm chở hàng hóa vượt quá trọng tải cho phép gây nhiều hệ lụy không đáng có, nguy hiểm cho cả phương tiện lẫn người tham gia giao thông. Vậy, mức phạt xe chở quá tải trong từng trường hợp cụ thể là bao nhiêu tiền? Bài viết sau sẽ giải đáp giúp các bạn

Xe vượt quá tải là gì ? Cách xác định xe vượt quá tải như thế nào ?

Xe quá tải là cách nói ngắn gọn của xe quá trọng tải. Trọng tải được hiểu là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. Trọng tải của xe được công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe.

Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ. Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định pháp luật giao thông đường bộ và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

Không giống như nhiều lỗi khác trong Nghị định 100/2019, “ai làm nấy chịu”, đối với lỗi xe ô tô chở hàng vượt trọng tải chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm song song với người tài xế điều khiển phương tiện.

Việc xử phạt xe vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) được dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Người có thẩm quyền sẽ xem xét Giấy chứng nhận này để có căn cứ ra quyết định xử phạt xe quá tải.

Chở hàng hóa quá tải phạt bao nhiêu tiền?

Đây là một trong những quy định đáng lưu ý tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ được áp dụng từ ngày 01/01/2022.

Trước đây, theo Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, căn cứ xử phạt xe quá tải được xác định theo 05 mức: Quá tải từ 10 – 20%; từ 20 – 50%; từ 50 – 100%; từ 100 – 150% và trên 150% với mức phạt từ 02 – 16 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi Nghị định 123/2021 được ban hành và áp dụng, chỉ còn 03 mức:

– Quá tải 10 – 20%: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng;

– Quá tải 20 – 50%: Phạt tiền từ 13 – 15 triệu đồng;

– Quá tải trên 50%: Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng.

Như vậy, mức xử phạt với lái xe chở quá tải từ ngày 01/01/2022 đến 50 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với trước đây.

Ngoài việc bị phạt tiền, lái xe chở quá tải còn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng hoặc 05 tháng tùy từng trường hợp nhất định.
Đối với hành vi chở quá số người quy định trên xe khách, Nghị định 123/2021 giữ nguyên mức phạt 400.000 đến 600.000 đồng/người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện. Tuy nhiên, tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75 triệu đồng (trước đây quy định là 40 triệu đồng).

Chở hàng hóa quá tải phạt bao nhiêu tiền ?

 Chủ phương tiện thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 10 và điểm i, l Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

10. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 24 Nghị định này;

14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng

l) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d , điểm đ khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều này còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).

Như vậy, đối với lỗi công ty giao phương tiện cho người điều khiển chở quá trọng tải 66,7% thì sẽ bị xử phạt tiền sẽ bị phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước Giấy đăng kiểm và Tem kiểm định, tước phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “ Mức xử phạt đối với xe vượt quá tải mới năm 2022 ??“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì thì người điều khiển xe mà cả chủ xe có bị xử phạt không?

– Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.”

Mức phạt quá tải 150% đối với xe tải là bao nhiêu?

Khoản 8 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%

Rate this post

You may also like

Leave a Comment