Có bắt buộc phải có ghế cho người khuyết tật trên xe buýt không?

by Anh Lan
Có bắt buộc phải có ghế cho người khuyết tật trên xe buýt không?

Với những đặc điểm đặc thù mà việc tham gia giao thông của người khuyết tật khó khăn hơn bình thường. Vậy có bắt buộc phải có ghế cho người khuyết tật trên xe buýt không? Nếu bạn quan tâm và muốn làm rõ vấn đề này thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Có bắt buộc phải có ghế cho người khuyết tật trên xe buýt không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định như sau:

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.

Như vậy, đối với xe buýt vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Quản lý tuyến xe buýt thực hiện như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

3. Nội dung quản lý tuyến

a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối với tuyến có trợ giá) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;

b) Quy định và tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến;

c) Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹ thuật, vị trí điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của tuyến xe buýt trên địa bàn địa phương;

d) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.

Có nên ngồi vào ghế ưu tiên cho người khuyết tật?

Theo định nghĩa chung, ghế ưu tiên là những chiếc ghế được thiết kế riêng bởi các nhà vận hành phương tiện giao thông công cộng (xe bus, sân bay, tàu điện…) với mục đích để người già, người tàn tật, phụ nữ mang thai và người bị thương có thể sử dụng phương tiện một cách thuận tiện và thoải mái như người bình thường.

Với định nghĩa như vậy, những đối tượng có thể tiếp cận chiếc ghế này rõ ràng là người già, phụ nữ mang thai, người tàn tật hoặc thương tật. Tuy nhiên trên thực tế, không có bất kỳ quy định nào cấm người bình thường ngồi vào chiếc ghế này, dù đa số các trường hợp ai ngồi vào sẽ cần phải nhường lại cho người thực sự cần.

Người khuyết tật sẽ được hưởng những ưu tiên gì khi tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông công cộng?

Theo Điều 5 Thông tư 39/2012/TT-BGTVT quy định về chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng như sau:

Người khuyết tật sẽ được hưởng những ưu tiên gì khi tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông công cộng?
Người khuyết tật sẽ được hưởng những ưu tiên gì khi tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông công cộng?

Ưu tiên khi mua vé, sắp xếp chỗ ngồi

– Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được ưu tiên mua vé tại cửa bán vé; được sử dụng chỗ ngồi dành cho các đối tượng ưu tiên.

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng có trách nhiệm trợ giúp, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi lên, xuống phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết.

Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng:

– Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

– Mức giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật do tổ chức, cá nhân quản lý; kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tự xây dựng và công bố thực hiện nhưng không thấp hơn mức giảm giá vé quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

– Người khuyết tật sử dụng xe lăn thông dụng không gắn động cơ; hoặc sử dụng các dụng cụ cầm tay để phục vụ việc đi lại của bản thân; thì được miễn cước hành lý đối với xe lăn; dụng cụ đó khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.

– Người khuyết tật đồng thời thuộc đối tượng được giảm giá vé; giá dịch vụ theo các chế độ khác nhau thì chỉ được hưởng một mức giảm giá vé cao nhất.

Thông tin trợ giúp người khuyết tật

– Tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm bố trí thiết bị; công cụ và nhân viên để trợ giúp người khuyết tật lên, xuống phương tiện được thuận tiện. Phương án trợ giúp này phải được thông báo ở những nơi dễ nhận biết; tại các bến, nhà ga để NKT tiếp cận, sử dụng.

– Khuyến khích tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga; kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tổ chức bộ phận; cổng thông tin để tiếp nhận phản ảnh, hướng dẫn, trả lời; và trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.

Ngoài ra, Điều 12 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng như sau:

“Điều 12. Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng

1. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt.

2. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện sau đây:

a) Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay;

b) Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy; xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định.

3. Đơn vị tham gia vận tải công cộng phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Có bắt buộc phải có ghế cho người khuyết tật trên xe buýt không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; thủ tục tặng cho nhà đất của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Như thế nào được coi là người khuyết tật?

Theo khoản 1, điều 2 Luật người khuyết tật, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện duới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Trách nhiệm của các đối tượng tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng

– Hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm nhường chỗ, ưu tiên cho người khuyết tật; phối hợp với nhân viên phục vụ của đơn vị vận tải; trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông an toàn, thuận tiện.
– Hành khách là người khuyết tật có trách nhiệm xuất trình giấy xác nhận khuyết tật; để được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ…

Trường hợp không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 15 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi, trường hợp không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment