Cảnh sát có được dùng điện thoại ghi hình người vi phạm giao thông không?

by Thanh v
Cảnh sát có được dùng điện thoại ghi hình người vi phạm giao thông không

Thưa luật sư! Vừa qua tôi có thấy một trường hợp cảnh sát dùng điện thoại để chụp hình người không đội mũ bảo hiểm. Vậy xin hỏi Luật sư cảnh sát giao thông làm vậy là đúng hay sai?

Hiện nay các thiết bị liên lạc cá nhân như điện thoại ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt với các tính năng quay phim, chụp hình ngày càng được cải tiến nên không ít người thường sử dụng các tính năng này để ghi hình các diễn biến xảy ra xung quanh cuộc sống của mình. Trong đó, cũng có một vài lần theo phản ánh của người dân và các thông tin lan truyền trên mạng xã hội về các trường hợp lực lượng chức năng dùng thiết bị cá nhân như điện thoại để ghi hình lại các hành vi vi phạm pháp luật, làm chứng cứ để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố.

Đặc biệt theo như những phản ánh gần đây, có trường hợp cảnh sát giao thông sử dụng điện thoại để quay phim, chụp hình lại các trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, cảnh sát có được dùng điện thoại ghi hình người vi phạm giao thông không?

Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Cảnh sát giao thông có được sử dụng sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính không?

Theo khoản 1 Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 có quy định về trường hợp phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:

Điều 64. Phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Như vậy cảnh sát giao thông có thẩm quyền sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính

Cảnh sát có được sử dụng điện thoại ghi hình người vi phạm giao thông không?

Cảnh sát có được dùng điện thoại ghi hình người vi phạm giao thông không?
Cảnh sát có được dùng điện thoại ghi hình người vi phạm giao thông không?

Theo đó các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ mà cảnh sát giao thông được sử dụng được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA bao gồm:

Điều 11. Trang phục; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông

3. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, gồm: Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là hệ thống giám sát); cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới; máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; thiết bị ghi âm và ghi hình; phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở; thiết bị đo, thử chất ma túy; thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả; thiết bị định vị vệ tinh; thiết bị ghi đo bức xạ; thiết bị đánh dấu hóa chất; thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình; thiết bị đo áp lực hơi của lốp xe cơ giới; thiết bị đo chiều cao hoa lốp xe cơ giới; thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới; phương tiện đo độ ồn; phương tiện đo nồng độ khí thải xe cơ giới; thiết bị đo âm lượng; thiết bị đo cường độ ánh sáng; thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới;

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm Cảnh sát giao thông, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông, do cán bộ Cảnh sát giao thông trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Theo như quy định trên thì cảnh sát giao thông có thể sử dụng điện thoại để ghi hình người vi phạm giao thông.

Thiết bị ghi hình của cảnh sát giao thông có yêu cầu gì không?

Cảnh sát có thể sử dụng điện thoại để ghi hình vi phạm giao thông nhưng phải đảm bảo quy định về thiết bị ghi hình theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT như sau:

Điều 7. Yêu cầu về phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

3. Đối với thiết bị ghi hình

a) Thiết bị ghi hình khi chụp hình ảnh thực tế phải bảo đảm hình ảnh có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình;

b) Thiết bị ghi hình ảnh động (camera) khi ghi, thu hình ảnh thực tế, clip hình ảnh phải bảo đảm có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, địa điểm ghi, thu hình ảnh, clip;

c) Trường hợp thiết bị ghi hình không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị ghi hình phải ghi rõ địa điểm ghi hình.

Đồng thời việc sử dụng điện thoại để ghi hình của CSGT phải đảm bảo thêm một điều kiện được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 như sau:

Điều 64. Phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

….

2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:

a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;

b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;

d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩnthử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:

a) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Luật này;

b) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm.

Trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 của Luật này và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính;

d) Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được bảo quản chặt chẽ, lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các biện pháp nghiệp vụ khác nhằm xác định thông tin, dữ liệu được thu thập từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.

5. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng, đối tượng được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính và việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp.

Như vậy, cảnh sát sẽ được sử dụng điện thoại để ghi hình người vi phạm giao thông nếu đủ các điều kiện trên.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Cảnh sát có được dùng điện thoại ghi hình người vi phạm giao thông không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Thủ tục tặng cho nhà đất của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Cảnh sát giao thông có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm giao thông không?

Điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. 
Do đó, khi cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm về lĩnh vực giao thông thì anh có thể yêu cầu cảnh sát giao thông chứng minh anh có hành vi vi phạm hay không.

Cảnh sát giao thông có được sử dụng hình ảnh về vi phạm giao thông do người dân cung cấp để xử phạt không?

Theo khoản 11 Điều 80 của Nghị định này có quy định về trường hợp người có thẩm quyền được phép sử dụng những thông tin từ từ tổ chức cá nhân cung cấp để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
….
11. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.

Ai có thẩm quyền xử phạt những vi phạm qua video, hình ảnh?

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương.
– Cảnh sát giao thông.
– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
– Trưởng Công an cấp xã.
– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
– Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa.
– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt
– Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment