Có được chở 3 trẻ em dưới 14 tuổi tham gia giao thông?

by Anh Lan
Có được chở 3 trẻ em dưới 14 tuổi tham gia giao thông?

Theo quy định của pháp luật, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện chỉ được chở một người trừ một số trường hợp nhất định. Vậy có được chở 3 trẻ em dưới 14 tuổi tham gia giao thông? Nếu các bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Có được chở 3 trẻ em dưới 14 tuổi tham gia giao thông?

Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

Như vậy, theo quy định trên, bạn chỉ được chở tối đa hai người dưới 14 tuổi khi tham gia giao thông.

Chở quá 2 người dưới 14 tuổi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bới bởi Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây:

Chở quá 2 người dưới 14 tuổi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu?
Chở quá 2 người dưới 14 tuổi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu?

e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt; sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;



l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

m) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước.

Theo đó, hành vi chở quá 2 người dưới 14 tuổi có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

-Cảnh sát giao thông dừng phương tiện: Căn cứ theo điều 17 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì  cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh dừng phương tiện đang lưu thông có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.

– Cảnh sát giao thông chào hỏi: Cảnh sát giao thông luôn phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực khi thực hiện nhiệm vụ.Cảnh sát giao thông phải thực hiện theo đúng hiệu lệnh Công an nhân dân. Đây là thủ tục bắt buộc đối với CSGT khi bắt đầu làm việc với nhân dân, được quy định rõ tại Khoản 1 điều 10 Thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.

– Cảnh sát giao thông phải kiểm soát giấy tờ và thông báo lỗi: Căn cứ theo điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

–  Xử lý vi phạm và lập biên bản: Căn cứ theo điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, CSGT chỉ được phép không lập biên bản trong trường hợp sau:

– Phạt cảnh cáo.

– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.

Nếu không lập biên bản thì CSGT phải lập Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng quy định tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP.

Xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản: Không thuộc trường hợp không lập biên bản nêu trên.

Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm: Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Có được chở 3 trẻ em dưới 14 tuổi tham gia giao thông?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Một xe máy được phép chở tối đa bao nhiêu người?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ ba trường hợp: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Trẻ em dưới 14 tuổi, xe máy chỉ được phép chở tối đa một người mà thôi.

Vợ chồng tôi có 2 cháu nhỏ, đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi. Khi đi chơi, tôi muốn chở cả nhà đi bằng xe máy thì có được không?

Theo quy định của pháp luật, cho dù người điều khiển xe có chở trẻ em dưới 14 tuổi trên xe thì cũng chỉ chở tối đa được 2 người (bao gồm 2 em nhỏ hoặc 1 người lớn, 1 em nhỏ). Như vậy, nếu bạn chở cả vợ và 2 con đi trên một xe máy; thì có nghĩa bạn đang thực hiện hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Trong trường hợp bạn chở cả nhà trên một chiếc xe gắn máy như vậy thì bạn sẽ bị CSGT xử phạt vì vi phạm chở quá số người quy định trên xe gắn máy.

Cần mang theo những giấy tờ gì khi tham gia giao thông?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải mang theo các loại giấy tờ sau:
Giấy đăng ký xe
Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật; và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; (thường gọi là bảo hiểm xe máy).

5/5 - (5 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment