CSGT có được bắt ngược chiều không?

by SEO Tài
CSGT có được bắt ngược chiều không

Khi bạn tham gia giao thông thì sẽ có những lúc bị cánh sát giao thông thổi phạt phương tiện vi phạm. Việc thổi phạt phương tiện này thường được thực hiện tại một điểm nhất định gọi là chốt giao thông. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là khi bạn đi ngược chiều thì cảnh sát giao thông có được thổi tiện phương tiện của bạn không? Và trong trường hợp đó bạn có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện nay pháp luật cũng có những điều chỉnh cụ thể đổi với những việc mà công an được làm và những điều mà công an bị cấm làm. Điều này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “CSGT có được bắt ngược chiều không” dưới đây. Mong rằng có thể cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích khi tham gia giao thông.

Căn cứ pháp lý

CSGT có được bắt ngược chiều không?

Cảnh sát giao thông là người làm nhiệm vụ giữ trật tự an toàn giao thông cũng như tham gia điều khiển việc tham gia giao thông của những phương tiện khác. Khi cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thường có từ 2-3 người tại một khu vực và sẽ kiểm tra sử phạt những phương tiện vi phạm khi những phương tiện này vi phạm giao thông. Thường thì cảnh sát giao thông sẽ đứng tại một vị trí, một phần đường nhất định. Vậy cảnh sát giao thông có thể xử phạt đối với những phương tiện ở làn đường ngược chiều không?

Hiệu lệnh dừng phương tiện tham gia giao thông của Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được quy định tại Điều 13 Thông tư 65/2012/TT-BCA như sau:

“Điều 13. Hiệu lệnh dừng phương tiện

  1. Hiệu lệnh dừng phương tiện của Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm:

a) Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông;

b) Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra;

c) Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.

  1. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông

a) Ngoài khu vực nội thành, nội thị: Cán bộ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát; đồng thời, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên theo phương thẳng đứng, từ đầu gậy chỉ huy giao thông đến khuỷu tay tạo thành đường thẳng vuông góc với mặt đất; từ khuỷu tay đến vai tạo thành đường thẳng song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng về phía sau giữ cho gậy chỉ huy giao thông ở vị trí thẳng đứng sau đuôi mắt phải. Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông chỉ vào phương tiện cần kiểm soát, kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho phương tiện cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát;

b) Trong khu vực nội thành, nội thị: Cán bộ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện cần kiểm soát, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát, đồng thời thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát. Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho phương tiện cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát.

  1. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông khi đang ngồi trên phương tiện tuần tra, kiểm soát công khai cơ động

a) Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện cần kiểm soát, tay phải của cán bộ được phân công cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải phương tiện tuần tra, sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, phương tiện tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát;

b) Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện cần kiểm soát, cán bộ dùng loa yêu cầu phương tiện cần kiểm soát dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông để kiểm soát;

c) Trường hợp phương tiện tuần tra đi ngược chiều với phương tiện cần kiểm soát (đường không có dải phân cách), tay trái của cán bộ cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên trái phương tiện tuần tra và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, phương tiện tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát.

  1. Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, cán bộ hóa trang phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm phải thực hiện quy định sau:

a) Thông báo ngay cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai để ngăn chặn, đình chỉ và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

b) Có thể trực tiếp ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm, nhưng phải sử dụng giấy Chứng minh Công an nhân dân để thông báo cho người vi phạm biết về việc đang thực hiện nhiệm vụ; thông báo về hành vi vi phạm và yêu cầu người vi phạm về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc thông báo cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai đến để tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.”

Từ những quy định trên, pháp luật không quy định cụ thể rằng cảnh sát giao thông có quyền dừng xe đứng bên trái đường thổi phạt, hay dừng phương tiện tham gia giao thông bên phải đường hay không nên tùy vào đoạn đường mà công an giao thông sẽ chọn vị trí đứng để thực hiện hiệu lệnh dừng xe phù hợp và đúng theo hiệu lệnh trên.

Cảnh sát giao thông có được đi ngược chiều để đuổi theo đối tượng vi phạm?

Nhiều trường hợp khi cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ sẽ gặp những đối tượng chống đối không chấp hành hiệu lệnh và có hành vi chống trả, chạy trốn. Trong những trường hợp như thế này cảnh sát giao thông có được thực hiện truy đuổi tội phạm ngược chiều không? Hiện nay những quy định về pháp luật giao thông được đưa ra để bảo vệ các chủ thể khi tham gia giao thông. Chính vì vậy nếu không phải trong trường hợp khẩn cấp thì cảnh sát giao thông cũng không được đi ngược chiều đuổi theo đối tượng vi phạm.

Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định Quyền ưu tiên của một số loại xe như sau:

  1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

  1. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

Như vậy, xe cảnh sát giao thông đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là loại xe được quyền ưu tiên. Tuy nhiên, khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Khi đó, cảnh sát giao thông được đi ngược chiều.

CSGT có được bắt ngược chiều không
CSGT có được bắt ngược chiều không

Cảnh sát giao thông có được tự ý dừng xe người đi đường không?

Khi bạn tham gia giao thông bình thường thì cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu bạn dừng xe và kiểm tra không? Vấn đề này sẽ có hai trường hợp thứ nhất là đang trong đợt kiểm tra giấy tờ cũng như nồng độ cồn thì dù không có lỗi vi phạm cảnh sát giao thông vẫn có thể yêu cầu bạn dừng xe lại để kiểm tra hành chính. Nhưng nếu không có đợt kiểm tra thì cảnh sát giao thông không được phép yêu cầu bạn dừng lại để kiểm tra hành chính.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được phép dừng xe người đi đường trong 04 trường hợp sau:

1 – Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

2 – Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được ban hành.

3 – Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác.

4 – Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và xe tham gia giao thông.

Ngoài các trường hợp đã nêu, CSGT không được tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “CSGT có được bắt ngược chiều không?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

CSGT có được rút chìa khoá xe người vi phạm không?

Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA nêu rõ quyền hạn của CSGT trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông như sau:
1 – Được dừng các phương tiện.
2 – Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm về giao thông, trật tự xã hội và các vi phạm pháp luật khác.
Trong đó, các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm: Tạm giữ người; áp giải; tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám người; khám phương tiện, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện; quản lý người nước ngoài vi phạm trong thời gian làm thủ tục trục xuất;…
3 – Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc giao thông.
4 – Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ.
5 – Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường, phân lại luồng, tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện khi xảy ra ách tắc, tai nạn giao thông…
6 – Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân.
Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, việc rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông không thuộc quyền hạn của lực lượng CSGT.

CSGT có được tự ý khám người và phương tiện không?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi dừng xe để kiểm soát việc thực hiện các quy định về giao thông, CSGT được kiểm tra các nội dung sau:
– Kiểm tra giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện
– Kiểm tra điều kiện tham gia giao thông của phương tiện:
CSGT thực hiện kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số và hai bên thành xe; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.- Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ:
CSGT kiểm tra tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở trên xe và các biện pháp bảo đảm an toàn.- Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, CSGT có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ, kiểm tra các điều kiện về hình thức của phương tiện nhưng không được tùy tiện khám người, phương tiện.
Bởi theo khoản 1 Điều 127 và khoản 1 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc khám người, khám phương tiện chỉ được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng:
– Người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
– Trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

CSGT có được nhận tiền của người vi phạm không?

Khi xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP nghiêm cấm hành vi sau:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để xử phạt vi phạm, CSGT không được lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, đòi, nhận tiền của người dân.
Nếu vi phạm quy định này mà bị phát hiện, chiến sĩ CSGT đã nhận tiền của người vi phạm giao thông có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.
Không những vậy, CSGT nhận tiền của người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự. Mức phạt thấp nhất với tội này là từ 02 – 07 năm tù.
Lưu ý: Trường hợp duy nhất CSGT được nhận tiền từ người vi phạm là khi thu tiền phạt tại chỗ đối với các lỗi vi phạm có mức phạt tiền từ 250.000 đồng trở xuống đối với cá nhân hoặc từ 500.000 đồng trở xuống đối với tổ chức

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like