CSGT có được đi xe của người vi phạm không?

by Thùy Thanh
CSGT có được đi xe của người vi phạm không theo quy định?

Chào Luật sư hôm trước tôi có giao xe tôi cho e trai tôi đi sinh nhật bạn. Tuy nhiên do hôm đó em tôi có uống bia nên trên đường về thì bị cảnh sát giao thông kiểm tra. Họ yêu cầu em tôi nộp phạt nhưng vẫm giam xe 06 tháng. Đó là xe mới mua nên tôi thấy rất tiếc. Hôm nay tôi đi chợ thì tình cờ thấy Có anh CSGT chạy lướt qua tôi nhưng chạy xe rất giống của tôi. Tôi không kịp nhìn biển số thì đã mất hút. Hiện nay CSGT có được đi xe của người vi phạm không? CSGT hiện nay được thực hiện những quyền gì đối với người đi đường? Mong được luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư.

Vấn đề CSGT có được đi xe của người vi phạm không chúng tôi tư vấn như sau:

CSGT đi một mình có được xử phạt vi phạm?

Thỉnh thoảng trên đường phố bạn sẽ bắt gặp hình ảnh CSGT đi tuần 02 hoặc 03 xe nhưng cũng có lúc chỉ có CSGT đi một mình. Vậy nếu như đi một mình thì họ có được dừng xe và kiểm tra giấy tờ của người đi đường hay không? Tại sao cần đi hơn 2 người để xử phạt vi phạm? Quy định cụ thể liên quan đến thắc mắc việc xử phạt vi phạm của CSGT đi một mình nhứ sau:

Nhiều người thường lầm tưởng rằng tổ tuần tra, kiểm soát giao thông bắt buộc phải có từ hai người trở lên.Tuy nhiên theo quy định hiện hành, không phải mọi trường hợp dừng xe xử lý vi phạm đều phải có trên hai người. CSGT đi một mình cũng có thể xử phạm người vi phạm.

Cụ thể, Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định, cán bộ Cảnh sát giao được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

– Có văn bản đề nghị của:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra;
  • Văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Trong hầu hết các trường hợp, Thông tư 32 không quy định về số lượng cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm.

Riêng với trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, Điều 11 Thông tư 32 yêu cầu tổ Cảnh sát giao thông bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục).Đồng thời, phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.

Theo đó, khi lập tổ tuần tra, kiểm soát kết hợp với hóa trang phải bố trí một bộ phận cán bộ trong tổ để hóa trang. Tức là tổ tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có ít nhất từ 02 người trở lên.

Quy trình dừng xe xử phạt vi phạm của CSGT như thế nào?

Hiện nay khi tham gia giao thông mọi người cần tuân thủ quy định luật giao thông. Do đó, việc nắm vững quy trình dừng xe xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông. CSGT kiểm tra hành chính gồm những gì? Điều này giúp cho mọi người nắm được quy định của luật, có thể biết được CSGT đã thực hiện đúng hay chưa, đồng thời có thêm hiểu biết và tránh được việc bị xử phạt hành chính trong khi tham gia giao thông trên đường. Quy trình dừng xe xử phạt vi phạm của CSGT gồm có:

Điều 18 Thông tư 32 quy định, khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng vào vị trí theo hướng dẫn, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn và thực hiện lần lượt như sau:

– Đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống phương tiện.

– Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân. Khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ Cảnh sát giao thông phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.

– Thông báo lý do kiểm soát; đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử.

– Kết thúc kiểm soát, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển và những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có) và biện pháp xử lý.

– Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

– Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

CSGT có được đi xe của người vi phạm không theo quy định?

CSGT có được đi xe của người vi phạm không theo quy định?

Hiện nay có một số trường hợp mà bên cạnh việc xử phạt tiền khi vi phạm luật giao thông thì còn có thể bị tạm giam xe hay bằng lái xe. Việc tạm giam xe thì tùy vào tình huống riêng mà có khoảng thời gian khác nhau. Vậy nếu như bị tạm giữ xe thì xe đó được cất giữ ở đâu theo quy định? Liệu CSGT có được đi xe của người vi phạm không và lý do tại sao? Vấn đề CSGT có được đi xe của người vi phạm không được hiểu như sau:

Theo Thông tư 65/2020 TT-BCA quy định quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát như sau:

– Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư 65/2020 TT-BCA và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

– Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

– Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

– Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong quyền hạn của CSGT, không có đề cập việc rút chìa khóa xe của người vi phạm.

Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe thế nào?

Hiện nay khi chạy xe trên đường nhiều người bị cảnh sát giao thông ra hiệu dừng xe nhưng họ vẫn cố tình làm lơ đi, thậm chí là bỏ chạy chứ không tiến hành hợp tác. Do đó, hành vi này gây khó khăn cho công tác kiểm tra của CSGT. Vậy đối với trường hợp này thì nên làm như thế nào cho thỏa đáng? Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe hiện nay là:

Bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau.

Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt được đặt ra với người vi phạm như sau:

Phương tiệnMức phạt vi lỗi vi phạm
Phạt tiềnPhạt bổ sung
Xe ô tô và các loại xe tương tự04 – 06 triệu đồng(điểm b khoản 5 Điều 5)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng(điểm b khoản 11 Điều 5)
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự800.000 – 01 triệu đồng(điểm g khoản 4 Điều 6)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng(điểm b khoản 10 Điều 6)
Máy kéo, xe máy chuyên dùng02 – 03 triệu đồng(điểm d khoản 5 Điều 7)– Điều khiển máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng- Điều khiển xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng(điểm a khoản 10 Điều 7)
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác100.000 – 200.000 đồng(điểm b khoản 2 Điều 8)Không quy định
Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo100.000 – 200.000 đồng(điểm a khoản 2 Điều 10)Không quy định

Thông tin liên hệ

Vấn đề “CSGT có được đi xe của người vi phạm không theo quy định?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan giá đền bù tài sản trên đất … vui lòng liên hệ. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Rút chìa khóa xe có phải biện pháp ngăn chặn không?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định về các hình thức xử phạt, mức xử phạt mà người vi phạm quy định giao thông đường bộ.
Trong đó, CSGT có thể áp dụng (tạm giữ phương tiện, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tịch thu các thiết bị lắp đặt sai quy định) và các biện pháp ngăn chặn.

Bị CSGT rút chìa khóa xe thì người vi phạm có thể làm gì?

Theo khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực trấn áp người vi phạm giao thông không?

CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Thông tư này không quy định việc CSGT có quyền đánh người vi phạm hay dùng vũ lực với người vi phạm.
Bên cạnh đó, Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP đã quy định rõ, trong lúc làm nhiệm vụ nếu gặp phải chống đối, người thi hành công vụ giải thích cho người vi phạm biết lỗi mắc phải, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi. Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ có thể sử dụng biện pháp bắt giữ, cưỡng chế. Nếu thấy đối tượng manh động đến mức có thể đe dọa đến tính mạng của mình, CSGT được phép dùng công cụ hỗ trợ hoặc vũ thuật để khống chế đối tượng. 

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like