Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì?

by Thùy Thanh
Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì theo luật định?

Chào Luật sư hiện nay quy định về việc thanh tra giao thông kiểm tra xe thế nào? Hôm trước trên đường đi làm về thì tôi thấy có người bị thanh tra giao thông lập biên bản. Tôi thấy họ đậu xe ở lòng đường rất đông. Tôi cũng sợ bị gọi dừng xe lại nhưng cũng may là không sao. Tôi cũng hay bắt gặp thanh tra giao thông đi tuần tra và phạt những người đậu xe ở lòng đường gây ùn tắc giao thông. Vậy hiện nay quy định Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không? Chức năng và nhiệm vụ của thanh tra giao thông hiện nay được quy định ra sao? Thanh tra giao thông có gì khác so với cảnh sát giao thông? Quan trọng là Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì theo luật định? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Thanh tra giao thông là ai?

Hiện nay khi nhắc đến chủ thể có thể kiểm tra và xử phạt trong lĩnh vực giao thông thì chủ thể được nhắc đến nhiều nhất là thanh tra giao thông. Vậy hiện nay thanh tra giao thông là ai và họ làm những gì để đảm bảo an ninh trật tự khi tham gia giao thông trên nhiều tuyến đường khác nhau. Thanh tra giao thông là những chủ thể bên dưới đây cụ thể như sau:

Được quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, Điều 86 có thể hiện nội dung về thanh tra đường bộ. Theo đó có thể hiểu, thanh tra giao thông là thanh tra đường bộ. 

Định nghĩa thanh tra giao thông được nêu là:

Thanh tra giao thông (thanh tra đường bộ) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.

Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì theo luật định?

Do mọi người biết nhiều về cảnh sát giao thông hơn so với thanh tra giao thông. Nhiều người vẫn cứ thắc mắc và hỏi rằng nhiệ vụ của thanh tra giao thông là làm những công việc gì. Thanh tra giao thông có gì khác so với CSGT? Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì? Sau khi giới thiệu về khái niệm thanh tra giao thông chúng tôi xin tư vấn đến bạn những nhiệm vụ của đối tượng này nói chung.

Theo quy định hiện hành, thanh tra giao thông có quyền dừng xe người đi đường để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, không phải vi phạm nào, thanh tra giao thông cũng được dừng xe người đi đường. Theo điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ, thanh tra giao thông có quyền thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong việc chấp hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ.

Trong trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện.

Những hoạt động thanh tra thường nhằm mục đích phục vụ công tác hoạt động quản lý và bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau, trong đó phải kể đến chuyên ngành về giao thông đường bộ.

Thanh tra giao thông đường bộ là người thực hiện chức năng thanh ra chuyên ngành về giao thông đường bộ. Thanh tra giao thông thực hiện các chức năng thanh tra, kiểm tra và đôn đốc, nhắc nhở về việc chấp hành các quy định của pháp luật và bảo vệ công trình giao thông, an toàn giao thông vận tải, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ công trình giao thông, an toàn giao thông vận tải đối với các cơ quan, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội mọi công dân, kể cả tổ chức cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì theo luật định?

Quy trình dừng xe của thanh tra giao thông thế nào?

Hiện nay theo quy định thì thanh tra giao thông cũng có thể dừng xe. Vậy có trường hợp cụ thể nào mà thanh tra được phép dừng xe? Những công việc cần tiến hành của thanh tra giao thông khi kiểm tra gồm những gì theo luật định? Để biết kỹ hơn về quy trình dừng xe của thanh tra giao thông có thể tham khảo nội dung bên dưới đây như sau:

Căn cứ Điều 16 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT, thanh tra giao thông khi dừng xe người đi đường phải thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Ra hiệu lệnh dừng xe và hướng dẫn phương tiện đỗ vào vị trí phù hợp và an toàn để thực hiện việc kiểm tra.

Hiệu lệnh này được thực hiện thông qua: Gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP; Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện; Barie hoặc rào chắn.

Bước 2: Yêu cầu lái xe xuống và phối hợp kiểm tra.

Khi phương tiện đã dừng ở vị trí theo hướng dẫn, thanh tra giao thông yêu cầu lái xe xuống xe, xuất trình giấy tờ để kiểm tra.

Khi cần thiết có thể tiến hành cân, đo, đếm, kiểm tra chứng từ để xác định tải trọng trục xe, tổng trọng lượng xe, kích thước hàng hóa, khổ giới hạn của phương tiện.

Bước 3: Ngăn chặn và xử lý vi phạm

Tùy theo hành vi vi phạm giao thông mà thanh tra giao thông sẽ yêu cầu người điều khiển xe hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ, lắp guốc vào bánh xích hoặc dọn chuyển ngay phần đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác đã bị đổ trái phép.

Sau đó tiến hành lập biên bản và xử phạt vi phạm giao thông theo quy định.

Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không?

Thanh tra giao thông được kiểm tra giấy tờ gì?

Hiện nay thanh tra giao thông khác hơn so với CSGT. Do đó thẩm quyền và nhiệm vụ công việc của 2 đối tượng này cũng thật sự không giống nhau. Hiện nay để biết được những giấy tờ cần có để phòng hờ khi bị thanh tra giao thông kiểm tra đến thì mời bạn tham khảo nội dung bên dưới như sau:

Theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT, khi dừng phương tiện thanh tra giao thông được yêu cầu lái xe xuất trình giấy tờ để kiểm tra.

Các giấy tờ mà thanh tra giao thông yêu cầu kiểm tra sẽ bao gồm các giấy tờ liên quan đến phương tiện và giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải.

Đơn cử có thể liệt kê một số loại giấy tờ như:

– Đăng ký xe.

– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (còn gọi là giấy đăng kiểm).

– Giấy phép lưu hành đối với xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi di chuyển trên đường bộ.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (còn gọi là bảo hiểm bắt buộc ô tô, xe máy).

– Lệnh vận chuyển đối với xe hoạt động vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt;

– Hợp đồng vận tải đối với xe hoạt động vận chuyển khách theo hợp đồng, du lịch;

– Giấy vận tải (giấy vận chuyển) đối với xe hoạt động vận tải hàng hoá…

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì theo luật định?” đã được Luật sư CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay Thanh tra giao thông được phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của thanh tra giao thông được giới hạn ở mức tối đa như sau:
– Thanh tra viên ngành giao thông vận tải được phạt tiền tối đa 500.000 đồng đối với vi phạm của cá nhân và tối đa 01 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.
– Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam được phạt tiền tối đa 37,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và tối đa 75 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải được phạt tiền tối đa 52,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và tối đa 105 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Thanh tra giao thông hay CSGT có nhiều quyền hơn?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định, CSGT được phép dừng xe trong các trường hợp:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm;
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
– Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.

Thanh tra giao thông “vòi tiền” người vi phạm thì giải quyết thế nào?

Điều 29 Nghị định nêu rõ, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi bị xử lý vi phạm hành chính;
– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
– Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra; đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.
Ngoài buộc thôi việc, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương (áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý), giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) hoặc cách chức.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like