Dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt không?

by Minh Thư
Dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt không?

Xin chào Luật sư! Trên đường đi làm về vì không muốn phải đi vòng lại một đoạn đường xa xôi, nên tôi đã điều khiển xe đi ngược chiều và bị CSGT xử phạt hành chính. Giờ thay vì tôi điều khiển xe đi ngược chiều mà xuống dắt xe máy đi ngược chiều thì có bị phạt không? Rất mong nhận đươc sự phản hồi của Luật sư.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi, đối với trường hợp dắt xe máy đi ngược chiều không phải trường hợp nào cũng sẽ bị phạt, trường hợp dắt xe máy đi ngược chiều chỉ bị xử phạt khi bạn đang điều khiển xe đi ngược chiều và thấy CSGT sau đó xuống dắt bộ (có người làm chứng hoặc thông qua camera của CSGT) thì trong trường hợp này bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Tham khảo chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt không?

Luật giao thông đường bộ có quy định, người tham gia giao thông phải đi theo chiều của mình, đi đúng làn đường. Như bên trên đã phân tích không phải trường hợp nào dắt xe máy đi ngược chiều cũng bị xử phạt; nhưng nếu người tham gia giao thông đang điều khiển xe máy đi ngược chiều mà thấy CSGT rồi xuống dắt bộ, nếu có người làm chứng hoặc thông qua camera của CSGT thì trong trường hợp này vẫn bị xử phạt bình thường theo khoản 4 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP:

“Phạt tiền từ 300 – 400 nghìn đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy: Nếu đi ngược chiều trên đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)”

Ngoài ra người vi phạm còn bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt không?

Cảnh sát có quyền phạt người dắt xe máy đi ngược chiều trên vỉa hè không?

Hiện nay, có rất nhiều người có ý thức kém khi tham gia giao thông, đó là trên nhiều tuyến đường vì ngại phải đi vòng 1 đoạn đường mà họ đã dắt xe máy đi ngược chiều trên vỉa hè, điều này không chỉ gây ùn tắc giao thông, mà còn làm mất mỹ quan đô thị; gây ảnh hưởng lớn tới người đi bộ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì người dắt xe máy không vi phạm Luật giao thông đường bộ, và vỉa hè cũng không quy định chiều đi và cũng không có biển cấm dắt xe nên theo nguyên tắc, việc dắt xe máy đi ngược chiều trên vỉa hè không vi phạm giao thông và CSGT không có quyền xử phạt hành chính.

Nhưng trong trường hợp người dắt xe máy không chấp hành quy định Luật giao thông đường bộ như: Đang điều khiển xe máy đi ngược chiều sau đó xuống dắt bộ thì CSGT có quyền xử phạt hành chính về hành vi điều khiển xe ngược chiều trước đó thông qua camera hoặc có người chứng.

Dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt không?

Dắt bộ xe máy có bị phạt nồng độ cồn không?

Xin chào Luật sư: Sau khi dá bóng xong, tôi có đi nhậu quá chén với bạn bè, đến lúc ra về vì sợ bị xử phạt về hành vi điều kiển xe máy khi uống rượu bia nên tôi có dắt bộ xe từ quán nhậu về tới nhà, Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có bị CSGT xử phạt nồng độ cồn khi dắt xe không? Rất mong nhận được xử phản hồi của Luật sư tôi xin chân thành cảm ơn.

Căn cứ theo Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Giải thích từ ngữ

21. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.

22. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

23. Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người dắt bộ xe máy đi về không thuộc trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vì không ngồi trên xe để điều khiển phương tiện. Nên trong trường hợp này bạn sẽ không bị xử phạt. Và chỉ bị xử phạt nếu trước đó bạn điều khiển xe, hoặc bạn chỉ dắt bộ qua trạm CSGT rồi sau đó tiếp tục điều khiển xe ( nếu có ngườ làm chứng hoặc thông qua camera của CSGT) thì sẽ bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn giúp đỡ khi có nhu cầu về vấn đề liên quan đến tư vấn pháp lý về Tra cứu chỉ giới xây dựng. Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt khi điều khiển xe đi ngược chiều?

Theo quy định của pháp luật, khi người tham gia giao thông điều khiển xe máy đi ngược chiều sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển cấm ” Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; (điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ô tô đi ngược chiều bị tước bằng lái xe bao lâu?

 – Với trường hợp điều khiển xe ô tô đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển ” Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì sẽ bị tước bằng lái xe từ 02 tháng – 04 tháng
– Trường hợp điều khiển xe ô tô đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển cấm ” Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; (điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì sẽ bị tước bằng lái xe từ 02 tháng – 04 tháng
– Trường hợp điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. (điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) thì sẽ bị tước bằng lái xe từ 05 tháng – 07 tháng

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like