Điều khiển xe ô tô bấm còi trong khu dân cư sau 22 giờ đêm bị phạt bao nhiêu?

by Tình
Điều khiển xe ô tô bấm còi trong khu dân cư sau 22 giờ đêm bị phạt bao nhiêu?

Xin chào CSGT. Nhà tôi nằm trong khu dân cư nên những tiếng ồn từ phương tiện giao thông cũng hạn chế. Tuy nhiên, mấy ngày hôm nay, chỗ tôi ở thường xuyên xảy ra tình trạng người điều khiển phương tiện ô tô bấm còi ing ỏi lúc nửa đêm. Điều này khiến tôi và nhà hàng xóm khác rất bức xúc khi nửa đêm đang ngủ lại bị tỉnh giấc bởi tiếng còi xe. CSGT có thể cung cấp cho tôi thông tin về vấn đề: Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng có bị xử phạt không? Nếu điều khiển xe ô tô bấm còi trong khu dân cư sau 22 giờ đêm bị phạt bao nhiêu? Mong CSGT tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT.

Để có thể giải đáp thắc mắc về vấn đề trên; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Sử dụng còi xe như thế nào?

Còi xe là thiết bị bắt buộc phải lắp đặt trên các phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông nhằm mục đích nhắc nhở và cảnh báo khi cần thiết. Căn cứ Điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

Bên cạnh đó, theo Luật giao thông đường bộ 2008, những hành vi sau bị cấm khi sử dụng còi xe:

Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi trong đô thị và khu đông dân cư; trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Lắp đặt, sử dụng còi không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên; các phương tiện phải đảm bảo có còi với âm lượng đúng với quy chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; và không được sử dụng các thiết bị âm thanh khác gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Điều khiển xe ô tô bấm còi trong khu dân cư sau 22 giờ đêm bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

e) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;

g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Như vậy, người điều khiển xe ô tô bấm còi trong khu dân cư từ trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ thì có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Điều khiển xe gắn máy bấm còi trong khu dân cư sau 22 giờ đêm bị phạt bao nhiêu?

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

m) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

n) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

o) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

p) Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;

q) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Người điểu khiển xe gắn máy bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu dân cư có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Quy định đóng phạt khi vi phạm quy định về sử dụng còi xe

Đóng phạt tại nơi vi phạm

Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;

b) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;

Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt là nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả….”

Điều khiển xe ô tô bấm còi trong khu dân cư sau 22 giờ đêm bị phạt bao nhiêu?
Điều khiển xe ô tô bấm còi trong khu dân cư sau 22 giờ đêm bị phạt bao nhiêu?

Nộp phạt qua đường bưu điện

Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.”

Để nộp phạt qua đường bưu điện, bạn phải thực hiện theo quy trình sau:

+) Khi vi phạm luật giao thông và bị lập biên bản; tạm giữ giấy tờ, người vi phạm có thể đăng ký hình thức nộp phạt qua bưu điện ở mặt sau biên bản.

+) Đến thời hạn nộp phạt; bạn qua bưu điện gần nhất để đăng ký và gửi tiền phạt cũng như phí dịch vụ. Khi đi mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cùng với biên bản xử phạt.

+) Bưu điện sẽ phụ trách việc đóng tiền phạt cũng như lấy lại giấy tờ từ cơ quan công an; chuyển đến tận nhà cho người vi phạm.

Thời gian nhận lại giấy tờ tùy thuộc địa điểm vi phạm của người đó. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh; thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày; đối với các huyện xa và tỉnh thành khác là 3 ngày.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Điều khiển xe ô tô bấm còi trong khu dân cư sau 22 giờ đêm bị phạt bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; Tra cứu chỉ giới xây dựng; nộp tờ khai quyết toán thuế tncn online; đăng ký lại mã số thuế cá nhân; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Sau 22 giờ đêm xe container được bấm còi trong khu dân cư không?

Căn cứ Khoản 12 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm thi tham gia giao thông như sau:
Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Như vậy, hành vi bấm còi trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng trong khu đông dân cư trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này thì sẽ là hành vi bị cấm và sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

Sử dụng còi xe đúng cách, văn minh như thế nào?

Sử dụng còi xe đúng cách, văn minh là ngoài những hành vi bị nghiêm cấm về việc sử dụng còi thì người tham gia giao thông sử dụng còi đúng cách, cũng như đáp ứng điều kiện của xe cơ giới khi tham gia giao thông có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật cụ thể: (1) Không cải tạo, thiết kế cấu trúc còi khác với quy chuẩn loại phương tiện giao thông ban đầu; (2) Không “độ” còi; (3) Chỉ sử dụng còi khi cần thiết, nhằm cảnh báo cho người khác trong những trường hợp cần thiết; (4) Không tháo, gỡ bỏ còi xe.

Xin vượt xe phía trước sau 22h đêm trpng khu đông dân cư có được bấm còi hay không?

Câu trả lời là Không.
Tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về vấn đề vượt xe như sau:
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

5/5 - (8 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment