Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt có bị phạt không?

by Anh Lan
Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt có bị phạt không?

Việc xả rác thải sinh hoạt lên các phương tiện giao thông đường sắt làm tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đường sắt. Vậy theo quy định của pháp luật, hành vi đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt có bị phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết sau đây để trả lời câu hỏi này nhé!

Căn cứ pháp lý

Phương tiện giao thông đường sắt là gì?

Theo quy định tại Mục 1.3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 15:2011/BGTVT về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt khi kiểm tra định kỳ do Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện).

Trong đó, phương tiện chuyên dùng là ô tô ray, goòng máy, cần trục, máy chèn đường, máy kiểm tra đường và phương tiện khác có thể di chuyển trên đường sắt.

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải là các loại chất thải phế liệu sau khi sử dụng thải ra môi trường bên ngoài. Rác thải được phân chia thành rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải công nghiệp và rác thải chăn nuôi.

Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất.

Ví dụ như: Bao nilon, thức ăn thừa, các loại vỏ trái cây, những đồ vật hư hỏng, không sử dụng được bị vứt ra môi trường.

Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt là gì?

Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt có bị phạt không?

Điều 53 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt. Theo đó, tại điểm b) Khoản 2 có quy định xử phạt đối với hành vi “Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt”, như sau:

Điều 73. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga;

b) Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt;

c) Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu;

d) Mang chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm vào ga, lên tàu trái quy định;

đ) Mang theo động vật sống lên tàu trái quy định;

e) Mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị; mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt quốc gia trái quy định.

Như vậy, căn cứ quy định trên, cá nhân thực hiện hành vi đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt có bị phạt không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường sắt

Điều 30 Luật đướng sắt năm 2017 quy định:
Phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Vứt rác bừa bãi bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Nghị định 55/2021/NĐ-CP, hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải; bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư; thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
– Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải; bỏ rác thải sinh hoạt; đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư; thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt; thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè; lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment