Đua xe trái phép có thể bị xử phạt tù theo quy định của pháp luật không?

by Nhu Hương
Đua xe trái phép có thể bị xử phạt tù theo quy định của pháp luật không?

Mới đây, khi các địa phương trên toàn quốc gỡ bỏ quy định về giãn cách xã hội, xuất hiện tình trạng “quái xế” tụ tập đua xe gây rối trật tự trên địa bàn thành phố cùng nhiều tỉnh thành lại gia tăng. Bài viết sau đây của Luật sư X cung cấp thông tin về vấn đề Đua xe trái phép có thể bị xử phạt tù theo quy định của pháp luật không?

Căn cứ pháp lý

Đua xe trái phép là hành vi như thế nào?

Đua xe trái phép là hành vi điều khiển xe tham gia việc đua xe ô tô; xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà không được sự cho phép; của cơ quan có thẩm quyền. Đây là hành vi sử dụng phương tiện chạy quá tốc độ, không có bảo hộ đúng theo quy chuẩn, không có làn đường riêng, không được sự cho phép cơ quan có thẩm quyền.

Do đó, hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho chính người điều khiển mà còn ảnh hưởng, có tính nguy hiểm cao đối với người tham gia giao thông xung quanh hoặc tài sản gần đó.

Tình trạng đua xe trái phép đang diễn ra như thế nào?

Các cơ quan chức năng ghi nhận nhiều sự việc đua xe trên các địa bàn địa phương. Các đối tượng lên kế hoạch và tổ chức đua khi có thể. Phần lớn các đối tượng chủ chốt thường có nhiều chiêu thức; để tổ chức đua nhằm tránh sự theo dõi; truy xét của lực lượng công an. Trong số này có một “nhóm kín” thường tổ chức các cuộc đua; và cập nhật các buổi đua vào ban đêm. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ đăng tải trên mạng xã hội; thì các “quái xế mẹ” sẽ xóa hoàn toàn các thông tin được đăng tải; để tránh bị phát tán ra bên ngoài.

Những thành viên chủ chốt trực tiếp rảo quanh nhiều tuyến đường trước chừng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, nhóm này mới xác định được địa điểm và nhắn cho những “quái xế con” có mặt. Khi cuộc đua bắt đầu thì nhiều thành viên trong nhóm “quái xế”; có nhiệm vụ chặn đường, quay phim, cản địa… ;để các thành viên khác so kèo với tốc độ cao trên đường.

Phần lớn các cuộc đua xe hiện nay đều là tự phát; không có thông tin cụ thể, nếu có thì những thành viên chủ chốt trong các nhóm sẽ tự thay đổi. Nhiều “anh đại” trong các nhóm không sợ luật vì nếu bị bắt chỉ xử phạt hành chính. Những cuộc đua chỉ diễn ra từ 20-30 phút trên một đoạn đường. Sau đó, nhóm “quái xế” có thể giải tán hoặc di chuyển qua khu vực khác để đua tiếp.

Hàng chục cảnh sát vây bắt nghi phạm cướp tiệm vàng - Báo Người lao động

Mức phạt đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép

Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định rất rõ về mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép; cổ vũ đua xe trái phép.

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.

+ Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
  • Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ôtô trái phép.

Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm; còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe và tịch thu phương tiện.

Đua xe trái phép có thể bị xử phạt tù theo quy định của pháp luật không?

Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 đã quy định riêng tội danh; với người đua xe là tội đua xe trái phép. Tội này chỉ áp dụng với người đua xe có động cơ; không áp dụng với người đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo.

Cụ thể, người nào đua trái phép xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31 đến 60%.
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, tùy vào tình tiết vụ việc, hành vi đua xe trái phép sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất là 15 năm tù.

Số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông được tính như thế nào?

Theo quy định tại điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 105/2014/TT-BTC quy định về cách tính số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông như sau:

Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.

Như vậy số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “ Đua xe trái phép có thể bị xử phạt tù theo quy định của pháp luật không?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Đi xe bấm còi inh ỏi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: 
– Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

Đi xe máy vượt quá tốc độ cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

– Từ 05 – 10 km/h: Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng (trước đây bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng);
– Từ 10 – 20 km/h: Phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng);
– Trên 20 km/h: Phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (trước đây bị phạt từ 03 – 04 triệu đồng).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment