Đi xe bấm còi inh ỏi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

by Nhu Hương
Điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt không?

Hiện nay một số xe ô tô, mô tô và các loại xe tương tự khác sử dụng còi hơi, còi không đúng thiết kế, bấm còi không đúng nơi quy định gây khiến người đi đường dễ giật mình bởi tiếng còi to chói tai dẫn đến tai nạn giao thông. Bài viết sau đây của Luật sư X cung cấp thông tin về vấn đề Đi xe bấm còi inh ỏi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Căn cứ pháp lý

Hiện trạng đi xe bấm còi inh ỏi

Chức năng vốn có của còi xe là cảnh báo trước những tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông. Nhưng hiện nay có tình trạng người đi đường nghe tiếng còi ụ, còi rú, còi liên hồi thúc giục người đi trước, nhiều thứ còi phát ra âm thanh rất kỳ quái, tiếng chó sủa, tiếng trẻ con khóc, tiếng ho của người già, lại còn một thứ âm thanh chát chúa phát ra từ còi xe nhằm uy hiếp người khác.

Trong tình hình tại các thành phố lớn, mật độ dân cư đông đúc; do đó trên các tuyến đường; khối lượng người tham gia giao thông rất cao. Trong tình huống đó, một số cá nhân sử dụng còi xe sai cách nhằm mục đích; tranh giành đường, lạng lách vượt ẩu phóng nhanh, kèm theo đó là bóp còi loạn xạ. Dưới đây, là những trường hợp hay bắt gặp nhất liên quan đến việc bấm còi:

  • Dừng đèn đỏ, gần chuyển qua đèn xanh – bóp còi
  • Kẹt xe, không thể nào chạy nhanh được – bóp còi
  • Đánh vòng, lạng lách – bóp còi liên tục
  • Chạy sau lưng người khác – bóp còi
  • Đi ở những con đường quốc lộ bị xe hơi, xe tải bóp còi hơi liên tục.
  • Xe máy độ còi xe hơi và thích bóp còi

Ðáng buồn hơn, nhiều bạn trẻ sử dụng còi xe như một thứ “mốt” và tạo thành trào lưu xấu trong giới trẻ. Thậm chí, có bạn trẻ còn lắp đặt trên xe một chiếc còi hơi với âm thanh, cường độ lớn, khiến cho nhiều người hốt hoảng, giật mình…

Vấn nạn còi xe - Báo Kinh tế đô thị

Sử dụng còi xe như thế nào cho hợp lý?

Còi xe vốn là để cảnh báo trước những tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông. Do đó, trong trạng thái đi xe bình thường, không nên sử dụng còi xe. Trong một số trường hợp nhất định dưới đây, thì mới nên sử dụng đến còi xe:

  • Có việc gấp cần phải đi và đường hơi đông xe; có thể bóp còi 1 vài lần để báo hiệu mình muốn người khác nhường đường.
  • Bấm còi báo hiệu cho người chạy phía trước nếu như mình thấy họ trong tình trạng ngủ gật (xe chạy chậm và lạng quạng) hoặc người xỉn.
  • Bấm còi trong tình huống giao thông nguy hiểm, bất ngờ để người khác có phản ứng kịp thời
  • Bấm còi khi đi từ đường nhỏ ra đường lớn; hoặc trong góc rẽ khuất không trong tầm nhìn,…

Như vậy, người sử dụng còi xe đúng cách là người:

  • Không bấm còi trong đô thị, khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ xe ưu tiên;
  • Không bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu dân cư. Đặc biệt, ô tô không được bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư;
  • Đi xe có còi và còi phải có tác dụng;
  • Không “độ” còi, phải sử dụng còi đúng quy chuẩn của loại xe đang sử dụng;
  • Chỉ sử dụng còi khi cần thiết, nhằm cảnh báo cho người khác trong những trường hợp cần thiết.

Đi xe bấm còi inh ỏi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Tại khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: nghiêm cấm hành vi bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Đối với những trường hợp vi phạm, tại Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:

Xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: 

– Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

Trường hợp vi phạm hành vi nêu trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Một số hành vi vi phạm khác liên quan đến bấm còi

Hiện nay, mức phạt đối với hành vi sử dụng còi xe không đúng cách bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay vì Nghị định 46 năm 2016 như trước đây.

Theo đó, một số lỗi tăng mức phạt nhưng một số lại giữ nguyên.

Cụ thể như sau:

Loại phương tiện
Hành vi
Mức phạt theo NĐ 100 (đang có hiệu lực)Mức phạt theo NĐ 46 (hết hiệu lực)
Xe máyBấm còi trong thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau trong khu đô thị, khu dân cư 100.000  – 200.000 đồng80.000  – 100.000 đồng
Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu dân cư
400.000 – 600.000 đồng

100.000 – 200.000 đồng


Điều khiển xe không có còi

100.000 – 200.000 đồng
80.000 – 100.000 đồng
Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe
100.000 – 200.000 đồng
Ô tô
Bấm còi trong đô thị, khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ xe ưu tiên
200.000  – 400.000 đồng100.000 – 200.000 đồng
Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên800.000 – 01 triệu đồng600.000 – 800.000 đồng
Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng300.000 – 400.000 đồng
Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định2 – 3 triệu đồng

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đi xe bấm còi inh ỏi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về thời gian lái xe để tránh ngủ gật gây tai nạn?

Khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ quy định: “Không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ”.

Xử phạt hành chính về thời gian lái xe?

– Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật GTĐB, cụ thể là tổng thời gian lái xe quá 10 giờ/ngày và lái xe liên tục từ 4 giờ trơ lên không dừng đỗ.
Tuy nhiên, xét hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của hành vi vi phạm của tài xế thì cơ quan tố tụng có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra xử lý người vi phạm theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” với mức phạt tù có thể lên tới 15 năm tù giam.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment