Dừng đèn đỏ sai làn phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022?

by Trang Thu
Dừng đèn đỏ sai làn phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022?

Dừng đèn đỏ là một trong những biện pháp điều tiết giao thông. Tuy nhiên; hiện nay một bộ phận lớn người dân lại không chấp hành nghiêm túc quy định này; mà chỉ dừng đèn đỏ cho có; để tránh bị phạt. Đặc biệt là những ngày nắng nóng; họ thường dừng đèn đỏ tại những nơi có nóng mát như dưới bóng cây; dưới hiên nhà bên đường;… mà không cần biết làn trái hay phải. Điều này có thể gây nên nhiều hệ lụy. Vậy dừng đèn đỏ sai làn phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022? Sau đây Luật sư X sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Quy định về làn đường

Theo Điều 11 Luật giao thông đường bộ quy định:

“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

1.Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.”

Do đó; tại ngã tư có đèn tín hiệu giao thông; nếu có cắm biển R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” hoặc trên mặt đường có kẻ vạch phân làn thì khi dừng đèn đỏ; làn đường bên phải chỉ dành cho người điều khiển phương tiện giao thông rẽ phải. 

Trường hợp nếu các phương tiện đi thẳng đứng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại  Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Các trường hợp dừng đèn đỏ sai làn đường

Có 2 trường hợp xảy ra để kết luận người tham gia giao thông có bị vi phạm và bị xử phạt lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường:

Trường hợp 1: Có biển hoặc vạch kẻ đường chỉ hướng phải đi

Dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu?

Nếu ở ngã tư có cắm biển R.411 hoặc trên mặt đường có kẻ vạch như ảnh trên; thì làn bên phải chỉ dành cho rẽ phải; những người đứng chờ đèn đỏ như trên là phạm luật.

Phạt 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với vi phạm lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường.

Trường hợp 2: Không có biển, không có vạch hoặc biển, vạch kết hợp

Nếu ở ngã tư không có biển 411; không có vạch kẻ dưới lòng đường mà chỉ đơn thuần có biển “đèn đỏ được rẽ phải”; thì người đứng chờ đèn đỏ ở làn này là không sai luật. 

Một trường hợp nữa là có biển 411; có vạch nhưng ở dạng kết hợp như ảnh trên, tức vừa được đi thẳng; vừa rẽ phải thì người đứng chờ ở đây cũng không sai. Vạch kiểu này thường áp dụng ở những ngã tư đường hẹp; có khoảng 2 làn nhưng lưu lượng giao thông đông đúc. 

Tuy nhiên; trong thực tế giao thông, những người đứng chờ đèn đỏ nên chủ động nhường làn này cho xe muốn rẽ phải; nếu lưu lượng không quá đông đúc. Khi tham gia giao thông; không chỉ đúng luật mà còn cần xây dựng văn hóa giao thông không làm ảnh hưởng tới người khác.

Dừng đèn đỏ sai làn phạt bao nhiêu?

Dừng đèn đỏ sai làn phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022?
Dừng đèn đỏ sai làn phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022?

Xe máy dừng đèn đỏ sai làn phạt bao nhiêu?

Trường hợp nếu các phương tiện xe máy đi thẳng đứng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 600.000 đồng. Cụ thể:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;”

Có thể thấy nếu xe máy dừng đèn đỏ sai làn đường phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Ô tô dừng đèn đỏ sai làn phạt bao nhiêu?

Trường hợp nếu các phương tiện xe ô tô đi thẳng đứng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 6.000.000 đồng. Cụ thể:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Có thể thấy nếu xe ô tô dừng đèn đỏ sai làn đường phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, tra mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thực hiện thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về tín hiệu đèn giao thông

Theo đó, khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định; tín hiệu đèn giao thông có 03 màu:
– Tín hiệu xanh là được đi;
– Tín hiệu đỏ là cấm đi;
– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ; chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường với mức phạt cụ thể: 
– Đối với ôtô: 200.000 – 400.000 đồng.
– Đối với xe mô tô; xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
– Đối với máy kéo; xe máy chuyên dùng: 100.000 – 200.000 đồng.
– Đối với xe đạp; xe đạp máy; xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.

Nộp phạt nguội ở đâu?

Các bạn có thể nộp phạt nguội qua các cách sau:
– Nộp tại trụ sở công an giao thông được ghi trong thông báo nộp phạt
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước; được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt; nếu thuộc một trong các trường hợp được phép.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện )

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment