Gặp xe ưu tiên người tham gia giao thông cần phải làm sao?

by Thanh Hằng
Gặp xe ưu tiên người tham gia giao thông cần phải làm sao

Xe ưu tiên là phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trên đường đi bắt gặp xe ưu tiên thì người đi đường phải chủ động nhường đường cho xe đi qua. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, vì chưa nắm rõ các quy định về loại xe này cũng như vì sự vô tâm, ích kỉ của bản thân mà nhiều người điều khiển xe tham gia giao thông rất thờ ơ khi trông thấy xe ưu tiên, thậm chí còn khiến xe đi lại khó khăn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không gì có thể bù đắp lại được. Do vậy khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe ưu tiên di chuyển. Cụ thể hơn gặp xe ưu tiên người tham gia giao thông cần phải làm sao? Bài viết dưới đây của CSGT sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc.

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Xe ưu tiên là gì

Xe ưu tiên là một trong các phương tiện tham gia giao thông đường bộ; nhưng loại phương tiện này đặc biệt hơn các phương tiện tham gia giao thông khác ở chỗ nó được pháp luật trao nhiều quyền ưu tiên; điển hình như đi trước các phương tiện khác, từ bất cứ hướng nào, trong bất kì hoàn cảnh nào.

Theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ mới nhất, xe ưu tiên; hay còn được gọi là xe được quyền ưu tiên, là những phương tiện thực thi công vụ; không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều; hoặc bất cứ đường nào khác có thể đi được; kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ (chỉ trừ đoàn xe tang); nhưng phải tuân theo sự chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Gặp xe ưu tiên người tham gia giao thông cần phải làm sao
Gặp xe ưu tiên người tham gia giao thông cần phải làm sao

Các loại xe ưu tiên khi tham gia giao thông

Căn cứ Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự ưu tiên như sau:

1- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

2- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

3- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

4- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

5- Đoàn xe tang.

Như vậy, theo quy định trên thì có 05 loại xe được ưu tiên đi trước các khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.

Trong các loại xe nêu trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Quyền của xe ưu tiên

Xe ưu tiên được quyền vượt đèn đỏ (trừ xe tang) và không bị hạn chế tốc độ khi đang đi làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần lưu ý về trường hợp xe có đang đi làm nhiệm vụ hay không để xác định mức độ ưu tiên của từng loại xe.

Một thắc mắc thường xuyên được đặt ra đó là xe tang có được ưu tiên không? Theo danh sách liệt kê xe ưu tiên thì “đoàn xe tang” là một trong số những phương tiện được hưởng quyền ưu tiên và người đi đường phải nhường đường cũng như không được gây cản trở khi gặp phải. Tuy nhiên, chỉ khi nào xe tang thực hiện nhiệm vụ “đưa tang” và đi thành đoàn; thì mới được xem là “đoàn xe tang” theo như quy định. Còn nếu chỉ là xe tang đi bình thường trên đường thì sẽ được đối xử như những loại xe ô tô tương ứng khác. Bên cạnh đó, riêng đoàn xe tang là loại xe ưu tiên không được phép vượt đèn đỏ nếu không cũng sẽ bị xử phạt lỗi vượt đèn đỏ theo quy định của pháp luật.

Gặp xe ưu tiên người tham gia giao thông cần phải làm sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 thì quy định:

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Trên đây là việc tham gia giao thông khi gặp xe ưu tiên theo quy định pháp luật về đường bộ. Thứ tự xe ưu tiên qua ngã tư hay đi qua bất kì đoạn đường ngược chiều; chật hẹp nào đều được tuân thủ chặt chẽ theo quy định từ xe ưu tiên nhất là xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ cho đến đoàn xe tang. Pháp luật dựa trên mức độ nguy cấp của từng loại xe và sắp xếp theo thứ tự cho nên người điều khiển phương tiện cần chú ý các quy định của pháp luật để thực hiện cho đúng.

Nếu cố tình không nhường đường, theo Điểm d, Khoản 6, Điều 5 người được chở hoặc điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự ô tô sẽ bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng và hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Đối với những người điều khiển hoặc ngồi trên xe mô tô, gắn máy hay các phương tiện tương tự gây trở ngại cho các xe ưu tiên sẽ bị phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng theo Điểm đ, Khoản 5, Điều 6 và hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Người lái xe tham gia giao thông cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008, điều kiện của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: “Gặp xe ưu tiên người tham gia giao thông cần phải làm sao? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ,tra cứu thông tin quy hoạch …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Quy định của pháp luật về đèn xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp?

Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên;

Gặp ngã tư, xe nào được ưu tiên đi trước?

Tại nơi giao nhau có hiệu lệnh bằng đèn hoặc biển báo dừng, rất đơn giản cho tài xế, hãy làm theo chỉ dẫn. Xe nào vào ngã tư trước, xe đó được quyền đi trước. Nếu các xe đến ngã tư cùng một thời điểm thì nhường đường cho xe đi từ bên phải tới.

Loại đèn và hình dạng đèn của những loại xe ưu tiên như thế nào?

Loại đèn và Hình dạng đèn của những loại xe ưu tiên gồm 2 loại:
– Loại Đèn đơn, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình tròn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình trụ.
– Loại Đèn đôi, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 2 bóng đèn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật 4 loại bóng.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment