Thứ tự các xe ưu tiên qua ngã tư theo quy định năm 2022

by Thanh v
Thứ tự các xe ưu tiên qua ngã tư theo quy định năm 2022

Nhường đường cho xe ưu tiên là một trong những kiến thức cơ bản mà người điều khiển phương tiện đều phải nắm rõ trước khi thi GPLX, mức độ xử phạt đối với hành vi này cũng được quy định rõ. Tuy nhiên, những tranh luận trái chiều cho thấy còn không ít tài xế còn mơ hồ, bối rối không biết thực hiện sao cho đúng.

Trong thực tế vẫn còn nhiều trường hợp chưa nắm bắt được thứ tự các loại xe ưu tiên trên các tuyến đường, nhiều hành vi cản trở, gây khó khăn cho xe ưu tiên đi trước đã xảy ra gây thiệt hại rất lớn tới xã hội. Đặc biệt là qua các ngã tư, nơi các tuyến đường giao nhau và tình trạng không nhường đường cho xe ưu tiên tại ngã tư vẫn diễn ra phổ biến. Vậy, thứ tự các xe ưu tiên qua ngã tư năm 2022 được quy định như thế nào theo pháp luật hiện nay? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về quyền ưu tiên của các loại xe

Thứ tự các xe ưu tiên qua ngã tư theo quy định năm 2022
Thứ tự các xe ưu tiên qua ngã tư theo quy định năm 2022

Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Theo đó tại Điều 22 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe như sau:

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Thứ tự các xe ưu tiên qua ngã tư năm 2022

Trong luật giao thông đường bộ năm 2008 tại điều 22 có quy định rất rõ về thứ tự ưu tiên xe khi tham gia giao thông đường bộ. Những xe này được ưu tiên đi trước các xe khác dù đang đi từ hướng nào tới, như vậy khi qua ngã tư các phương tiện khác gặp những xe này phải nhường cho xe qua trước dù đang đi từ hướng nào tới.

Thứ tự ưu tiên các xe qua ngã tư cụ thể như sau:

  1. Xe cứu hỏa đang trên đường đi làm nhiệm vụ.
  2. Xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp của lực lượng quân sự, công an hoặc đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường đi phía trước.
  3. Xe cứu thương của các bệnh viện đang tiến hành nhiệm vụ cấp cứu.
  4. Xe tiến hành hộ đê, các phương tiện đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố do thiên tai, dịch bệnh hoặc đi làm những nhiệm vụ có tính chất khẩn cấp được pháp luật quy định.
  5. Đoàn xe tang lễ.

Đồng thời, để tham gia giao thông một cách an toàn các bạn cần nắm rõ được quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau.

Thứ tự ưu tiên các xe qua ngã tư tại những đoạn đường giao nhau được quy định như thế nào?

Thứ tự ưu tiên các xe qua ngã tư tại những đoạn đường giao nhau được quy định như sau:

  1. Trên đoạn là điểm giao nhau của đường sắt và đường bộ cùng mức hoặc đường sắt chung đi chung với cầu đường bộ thì phương tiện khác phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt.
  2. Đường bộ giao cùng đường sắt: Có lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, rào chắn, chuông báo hiệu
  3. Khi thấy đèn tín hiệu báo đỏ đồng thời có tiếng chuông báo hiệu cùng với rào chắn ngang đang được dịch chuyển hoặc đã chặn kín lại, người tham gia giao thông trên đường bộ phải dừng lại trên phần đường của mình và giữ một khoảng cách an toàn với rào chắn.
  4. Sau khi đèn tín hiệu đã tắt, hàng rào chắn ngăn cách được mở hết đồng thời tiếng chuông báo hiệu đã ngừng lại, lúc này các phương tiện đường bộ mới được đi qua. 
  5. Tại điểm giao nhau của đường bộ với đường sắt  không có rào ngăn cách  mà chỉ có chuông báo hiệu hoặc đèn báo hiệu:
  6. Khi đèn tín hiệu đỏ được bật sáng hoặc chuông báo hiệu vang lên, các phương tiện than giao thông trên đường bộ phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu là 5 mét được tính từ ray gần nhất. 
  7. Đợi khi đèn tín hiệu màu đỏ đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu đã ngừng hẳn các phương tiện giao thông đường bộ mới được đi qua.
  1. Tại điểm giao nhau giữa đường bộ với đường sắt không có chuông báo hiệu cũng như đèn tín hiệu và rào chắn các phương tiện giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía:
  •  Khi xác định được chắc chắn thời điểm hiện tại không có phương tiện đường sắt đang di chuyển tới mới được phép đi qua. 
  • Trong trường hợp nếu thấy phương tiện đường sắt đang đi tới các phương tiện đường bộ phải đảm bảo dừng lại, giữ khoảng cách anh toàn với đường ray (tối thiểu cách đường ray gần nhất 5 m), khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi tiếp.
  1. Trong trường hợp phương tiện đường bộ bị hư hỏng tại nơi giao nhau giao nhau giữa đường bộ và đường sắt hoặc nằm tại phạm vi an toàn đường sắt:

Người điều khiển phương tiện phải thực hiện các việc như sau:

  • Bằng mọi cách nhanh nhất có thể đặt biển báo với khoảng cách tối thiểu 500 mét về hai phía của đường sắt để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện đường sắt biết.
  • Tìm cách nhanh nhất thông báo cho cho người giữ nhiệm vụ quản lý đường sắt, nhà ga gần nhất.
  • Đưa phương tiện ra khỏi điểm giao nhau hoặc phạm vi an toàn đường sắt một cách nhanh nhất.

Những người có mặt tại có mặt tại đây phải: Phải có trách nhiệm cùng nhau dốc sức giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa xe ra khỏi điểm giao nhau với đường sắt. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Thứ tự các xe ưu tiên qua ngã tư năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công tygiấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhânđăng ký nhãn hiệubảo hộ bản quyền tác giảhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Loại đèn và hình dạng đèn của những loại xe ưu tiên như thế nào?

Loại đèn và Hình dạng đèn của những loại xe ưu tiên gồm 2 loại:
– Loại Đèn đơn, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình tròn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình trụ.
– Loại Đèn đôi, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 2 bóng đèn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật 4 loại bóng.

Biển báo tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên

Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên phải đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”. Trong nội thành, nội thị có thể  không đặt biển này.
Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Bên dưới biển số W.208 phải đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên” nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).
Trường hợp đặt biển số W.208 ở trong khu đông dân cư, biển được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên. Ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment