Học sinh cấp 2 có được đi xe đạp điện không?

by Quỳnh Tran
Học sinh cấp 2 có được đi xe đạp điện không?

Xin chào Luật sư. Con tôi hiện đang học lớp 7, do cháu học xa trường nên gia đình dự định sẽ mua xe đạp điện cho cháu để cháu đi lại đỡ vất vả, tuy nhiên tôi không biết rằng theo quy định hiện nay thì học sinh cấp 2 có được đi xe đạp điện không? Học sinh cấp 2 có được sử dụng xe máy điện không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn giao thông của Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Học sinh cấp 2 có được đi xe đạp điện không?

Luật giao thông đường bộ đã ban hành quy định rất rõ về sử dụng xe máy điện. Theo quy chuẩn 41/2016/BGTVT đã nêu rõ. “Xe gắn máy là chỉ phương tiện sử dụng động cơ, có loại hai bánh hoặc loại ba bánh và vận tốc được thiết kế tối đa không vượt quá 50 km/h. Nếu dẫn động của xe gắn máy là động cơ nhiệt thì dung tích sử dụng hoặc dung tích tương đương sẽ không được cao hơn 50 cm3″.

Ngoài ra, trong điểm d, khoản 1, điều 2 của nghị định 46/2016/NĐ – CP có giải thích chi tiết về xe máy điện là gì như sau: “d) Xe máy điện là xe gắn máy chạy bằng  động cơ điện có công suất lớn nhất không vượt quá 4kW, có vận tốc thiết kế tối đa không lớn hơn 50 km/h”.

Theo Quy định tại khoản 1 điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008 như sau: Đối với những người đủ 16 tuổi trở lên sẽ được điều khiển xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự có dung tích xi-lanh không vượt quá 50 cm3. Chính vì vậy, học sinh cấp 2 có độ tuổi từ 11 tuổi – 14 tuổi sẽ không được dùng xe máy điện để lưu thông trên đường. Cũng như đối với học sinh cấp 3 dưới 16 tuổi cũng vậy.

Các bạn học sinh cấp 2 và học sinh cấp 3 dưới 16 tuổi có thể sử dụng xe đạp điện (có bàn đạp) không cần phải đăng ký và làm biển số và được phép di chuyển trên đường.

Học sinh cấp 2 đi xe máy điện xử phạt như thế nào?

Như quy định pháp luật nêu ở trên, những người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy điện sẽ vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ và phải nhận hình thức xử phạt. Điều này đã được quy định rất rõ ràng trong các điều khoản luật pháp cụ thể như sau:

Điều khoản luật phápHình thức xử phạt
Khoản 3 của Điều 134 thuộc Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012Trường hợp những người trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính sẽ không bị áp dụng hình thức phạt tiền.
Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định phạt về việc điều khiển xe máy điệnPhạt cảnh cáo đối với người trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi tới dưới 16 tuổi tham gia sử dụng xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự như xe mô tô hoặc điều khiển các loại xe ô tô và các dòng xe có công suất tương tự xe ô tô.

Hiện tại, nếu người chưa đủ tuổi điều khiển các loại xe máy điện sẽ không bị phạt hành chính mà chỉ dừng lại ở hình thức cảnh cáo. Tuy nhiên, việc tuân thủ đúng pháp luật là cần thiết và vô cùng quan trọng. Nó không những đảm bảo an toàn tính mạng cho chính người sử dụng mà còn vì cộng đồng tham gia giao thông văn minh. Vậy học sinh bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện? Chỉ có duy nhất học sinh cấp 3 từ 16 tuổi trở lên mới được sử dụng phương tiện này. Các bạn học sinh chưa đủ tuổi nên lựa chọn các phương tiện có vận tốc nhỏ hơn để di chuyển

Loại xe phù hợp với học sinh cấp 2

Chắc hẳn không ít phụ huynh đang thắc mắc không biết học sinh cấp 2 nên lựa chọn phương tiện di chuyển nào phù hợp. Câu trả lời chính là xe đạp. Ưu điểm lớn nhất của xe đạp đó chính là nhỏ gọn, an toàn, có thể di chuyển trên các loại địa hình khác nhau. Không những thế, đạp xe còn giúp các bạn học sinh rèn luyện sức khỏe và thể lực rất tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của xe đạp đó khung xe mảnh và lốp xe khá mỏng nên rất dễ bị hỏng khi đi trên những đoạn đường xấu. Ngoài ra, xe không có khả năng chắn bùn và rất dễ trơn trượt khi đi ở dưới trời mưa.

Học sinh cấp 2 có được đi xe đạp điện không?
Học sinh cấp 2 có được đi xe đạp điện không?

Hiện nay, trên thị trường có hai loại xe đạp là xe đạp truyền thống và xe đạp điện. Mặc dù xuất hiện muộn hơn nhưng xe đạp điện đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường và nhận được rất nhiều yêu thích của học sinh cấp hai. 

Ưu điểm của xe đạp điện đó chính là an toàn, dễ sử dụng và không tốn nhiều sức lực mà vẫn đảm bảo được đầy đủ nhu cầu đi lại. Thông thường vận tốc của xe đạp điện sẽ rơi vào khoảng 25km/h, với các dòng xe cao cấp sẽ có thể lên tới 45km/h. Xe máy điện nhỏ gọn vận tốc tối đa chỉ 35km/h cũng nằm trong khoảng vận tốc di chuyển an toàn, phù hợp đối với những đối tượng 16 tuổi – những người chưa có đủ kỹ năng xử lý tình huống khi phát sinh. 

Tuy xe đạp điện cũng có một số nhược điểm nhất định như khả năng chịu tải trọng kém, nhiều điểm cần chú ý khi bảo quản xe. Nhưng về cơ bản, loại xe này vẫn là lựa chọn tốt nhất dành cho học sinh cấp 2 trong thời điểm hiện tại. 

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Học sinh cấp 2 có được đi xe đạp điện không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tra cứu quy hoạch thửa đất nhanh chóng, uy tín… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Xe đạp điện có phải đăng ký biển số không?

Hiện nay, chưa có quy định nào về việc xe đạp điện cần phải đăng ký chủ sở hữu. Tức là xe đạp điện không cần phải đăng ký ra biển. Các mẫu xe đạp điện nhỏ gọn rất phù hợp với học sinh.

Sử dung xe đạp điện có cần bằng lái hay không?

Hiện nay, người từ đủ 16 tuổi trở lên được sử dụng xe máy điện có công suất dưới 4kW mà không cần bằng lái.

Khi mua xe điện cần lưu ý gì?

Mẫu mã xe điện. Tùy thuộc vào sở thích và cá tính của mỗi người dùng, thị trường xe điện có vô vàn mẫu mã và kiểu dáng khác nhau.
Thông số kỹ thuật của xe.
Tính năng trên xe.
Giấy tờ xe.
Chế độ bảo hành.
Giá mua xe điện.
Địa chỉ mua xe điện uy tín.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment