Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe hết hạn sử dụng

by Quỳnh Tran
Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe hết hạn sử dụng

Giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho người có nhu cầu muốn điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã trải qua kỳ thi kiểm tra theo tiêu chuẩn của pháp luật. Bên cạnh đó nhiều người quan tâm rằng đổi giấy phép lái xe khi hết hạn sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn đổi giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tới bạn đọc. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Thời hạn của giấy phép lái xe

Bằng lái xe được chia làm nhiều loại, trong đó phải kể đến những loại hình chính: A, B, C, D, E, F và từng loại chia ra thành A1, A2, A3, A4, B1, B2,… Mỗi bằng lái xe có thời hạn sử dụng khác nhau cho nên việc cấp đổi giấy phép lái xe kịp thời là một điều rất cần thiết.

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của các giấy phép lái xe được quy định như sau:

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT còn quy định thêm về vấn đề này như sau:

Điều 37. Đổi giấy phép lái xe

3. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.

Như vậy, chỉ trừ giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 là những bằng lái không có thời hạn và chỉ cần thi một lần trong đời, thì những bằng lái xe khác đều có thời hạn nhất định. Mặc dù thời hạn được quy định cho những loại giấy phép lái xe còn lại như B1, A4, B2, C, D,… không giống nhau, nhưng một khi đã hết thời hạn và lái xe có nhu cầu tiếp tục được điều khiển những phương tiện yêu cầu các loại bằng lái xe này thì họ đều phải làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe hết hạn sử dụng

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe

Để thực hiện lộ trình cấp đổi giấy phép lái xe thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Điều 30 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về vấn đề này như sau:

Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

b) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục đổi giấy phép lái xe hết hạn

Sau khi đã chuẩn bị xong giấy tờ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, người có nhu cầu đổi giấy phép lái xe hết hạn phải mang bộ hồ sơ này nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Như đã trích dẫn ở Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người lái xe phải nộp hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải bằng phương thức nộp trực tiếp hoặc gián tiếp qua website trực tuyến.

Nhận giấy phép lái xe mới

Cán bộ phụ trách tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm xem xét hồ sơ của lái xe, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ sẽ hướng dẫn lái xe bổ sung hoặc chỉnh sửa lại; trường hợp đã đáp ứng đúng như các yêu cầu đã quy định thì cán bộ phụ trách sẽ phải trả lại giấy hẹn cho người làm thủ tục.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề” Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe hết hạn sử dụng“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu đơn xin xác nhận độc thân, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, đăng ký nhãn hiệuxin giấy phép bay flycamtra cứu quy hoạch xây dựngluật bay flycamdịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí đổi bằng lái xe là bao nhiêu?

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi Giấy phép lái xe hiện nay là 135.000 đồng/lần. Lệ phí này áp dụng cho cả hình thức nộp trực tiếp và trực tuyến.

Thời gian nhận kết quả đổi bằng lái xe là bao lâu?

Theo khoản 8 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, sửa đổi bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, người có yêu cầu đổi bằng lái xe nhận kết quả trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định.
Trường hợp không đổi Giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment