Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện

by Thu Hoai
Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện

Hiện nay, để việc nộp phạt vi phạm giao thông thêm thuận tiện, pháp luật đã có quy định về các hình thức nộp phạt. Do đó, khi vi phạm giao thông, chũng ta hoàn toàn có thể nộp phạt theo nhiều cách. Vậy nộp phạt qua bưu điện có dễ dàng và thuận tiện? Hãy để Luật sư X hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện qua nội dung tư vấn sau đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Vi phạm giao thông là gì?

Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

Cấu thành vi phạm luật giao thông

  • Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
  • Là hành vi trái quy định của pháp luật giao thông. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép; không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;
  • Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;
  • Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định; không mắc các bệnh tâm thần; có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.

Các hình thức xử phạt vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:

  • Cảnh cáo.
  • Phạt tiền.
  • Tước giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
  • Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.

Trong đó, đối với hành vi vi phạm giao thông, phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính, các hình thức còn lại là hình thức xử phạt bổ sung.

Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông

Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông

Đây là hình thức nộp phạt đơn giản và thuận tiện nhất với người vi phạm. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Cách nộp phạt giao thông và nhận giấy tờ qua bưu điện - VietNamNet

Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nộp phạt tại ngân hàng thương mại

Để tạo thuận tiện cho người dân, hiện có một số ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt. Theo điểm a, khoản 1, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.

Các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu được viết trong biên bản xử phạt; trong đó có thể kể tên một số ngân hàng như: Vietcombank; Vietinbank; BIDV; Agribank; MB…

Tra cứu nộp phạt giao thông online

Hiện nay, trang web của Cổng dịch vụ công Quốc Gia đã cho phép người dân thực hiện chức năng nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ thuộc thẩm quyền lực lượng Cảnh sát giao thông (gọi tắt là nộp phạt vi phạm giao thông) theo hình thức online (trực tuyến). 

Nộp phạt tại bưu điện

Đây là hình thức nộp phạt mới so với các hình thức nêu trên. Kể từ thời điểm tháng 02/2016, người vi phạm giao thông được nộp phạt qua hệ thống bưu điện trên cả nước.

Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện

Theo hướng dẫn tại Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN ngày 15.6.2016 giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu, người vi phạm nếu chọn nộp phạt qua bưu điện sẽ thực hiện qua những bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký với cơ quan Công an giao thông bằng cách ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm;
  • Bước 2: Người vi phạm đến bưu điện gần nhất để đăng ký và nộp tiền bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ bưu điện;
  • Bước 3: Khi nhận được tiền nộp phạt, Cảnh sát giao thông sẽ chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm. Bưu điện có trách nhiệm chuyển phát nhanh chóng; chính xác; an toàn giấy tờ tới tận tay người nhận;
  • Bước 4: Người vi phạm nhận lại giấy tờ từ bưu điện và ký xác nhận.

Phí nộp phạt giao thông qua đường bưu điện

Thông thường, phí dịch vụ mà người vi phạm giao thông nộp phạt cho hành vi vi phạm giao thông qua bưu điện được quy định là số tiền phạt đến 3 triệu đồng trả giấy tờ cùng tỉnh là 50.000 đồng, các tỉnh/thành khác là 80.000 đồng; Từ trên 3 – 10 triệu đồng tại cùng tỉnh là 60.000 đồng, các tỉnh/thành khác là 90.000 đồng

Có thể bạn quan tâm

Giải quyết vấn đề

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông bao lâu?

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.

Xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100). Lưu ý, mức phạt này cũng sẽ áp dụng đối với trường hợp vượt đèn vàng trái quy định.

Xe máy chuyển làn đường không đúng quy định có bị phạt?

Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước:Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment