Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?

by Thanh Loan
Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?

Hiện nay có rất nhiều người đi đường vẫn chưa hiểu vạch kẻ đường là gì và ý nghĩa của chúng nên nhiều trường hợp nhầm vạch kẻ đường là lỗi sai làn đường do không hiểu rõ về vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường là một dạng biển báo hiệu phổ biến và có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên nếu không muốn bị phạt một cách không cần thiết thì bạn nên phân biệt chính xác. Và có một số loại vạch kẻ đường được phép lấn làn. Hãy tham khảo bài viết “Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?” của CSGT để tìm hiểu về những quy định này.

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu giúp hướng dẫn, điều hướng giao thông nhằm mục đích nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Bên cạnh các nhiệm vụ độc lập, vạch kẻ đường còn kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông.

  •  Về màu sắc, có 2 dạng vạch kẻ đường chính là: vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng.
  •  Về hình dạng, tùy theo nhiệm vụ, vạch kẻ đường có thể được thể hiện dưới dạng nét liền hoặc nét đứt, tạo thành hình con thoi, mắt võng, xương cá chữ V…

Các loại vạch kẻ đường thường gặp hiện nay

Nhóm vạch dọc đường

Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều

Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đơn, đứt nét: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đơn, nét liền: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi, nét liền: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch 1.5: Vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy: Dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1.

Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.

Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.

Xe trên làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên có thể cắt qua các vạch này khi làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề không cấm sử dụng loại xe này.

Vạch 2.4: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét): Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Nhóm vạch kênh hóa dòng xe

Vạch 4.4: Vạch kẻ kiểu mắt võng: Được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?
Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?

Nhóm vạch cấm dừng xe trên đường

Vạch 6.1: Vạch cấm đỗ xe trên đường: Sử dụng để báo hiệu không được phép đỗ xe bên đường.

Nhóm vạch ngang đường

Vạch 7.1: Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường.

Vạch 7.2: Vạch nhường đường: Để báo hiệu cho xe phải đi chậm hoặc dừng lại khi cần thiết để nhường đường cho các phương tiện hoặc người trên các hướng giao thông khác được di chuyển trước.

Vạch 7.3: Vạch đi bộ qua đường: Xác định phạm vi phần đường dành cho người đi bộ cắt qua đường.

Vạch 7.7: Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt: Để báo cho người tham gia giao thông biết phía trước có chỗ giao nhau với đường sắt, nhắc người điều khiển phương tiện thận trọng. Cụm vạch này chỉ dùng ở chỗ không có người gác chắn đường sắt.

Vạch giảm tốc độ: Dùng để báo cho người điều khiển phương tiện biết đoạn đường cần phải giảm tốc độ đồng thời bản thân vạch cũng được cấu tạo để góp phần làm giảm tốc độ xe chạy.

Vạch giảm tốc độ có màu vàng, có thể bố trí dạng cụm (nhiều vạch đơn) ở phía trước và trong đoạn đường cần giảm tốc độ hoặc là dạng vạch đơn bố trí trên toàn bộ chiều dài đoạn đường cần giảm tốc độ.

Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?

Vạch trắng nét đứt: Dành riêng cho 01 loại xe nhất định nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được xe ưu tiên sử dụng làn xe.

Vạch màu vàng nét đứt: Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng (hay còn gọi là vạch 1.1) dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.

Đây là hai loại vạch kẻ đường các xe được phép đè vạch theo quy định pháp luật.

Mức phạt lỗi vạch kẻ đường
Mức phạt lỗi vạch kẻ đường

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết CSGT tư vấn về “Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty CSGT luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ soạn thảo mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của CSGT tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có được đi bộ qua đường ở nơi không có vạch kẻ đường?

Theo Điểm Khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment