Vạch kẻ đường màu vàng, trắng khác nhau thế nào?

by Anh Vân
Vạch kẻ đường màu vàng, trắng khác nhau thế nào

Khi tham gia giao thông đường bộ, chúng ta thường phải nhìn thấy vạch kẻ đường màu trắng và vàng. Và bạn đã bao giờ thắc mắc biển báo hiệu đường bộ là gì và hiểu như thế nào về biển báo hiệu đường bộ? Biển báo đường bộ nghĩa là gì? Vạch kẻ đường màu vàng, trắng khác nhau thế nào? Hãy cùng CSGT tìm hiểu về vấn đề này nhé

Cơ sở pháp lý

Vạch kẻ đường được hiểu thế nào?

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Hệ thống vạch kẻ đường được chia làm 2 nhóm tuân theo Quy chuẩn 41 – luật giao thông vận tải, tương ứng với đường có tốc độ xe chạy trên 60km/h và từ 60km/h trở xuống và có 2 loại như sau:

  • Vạch kẻ đường màu vàng
  • Vạch kẻ đường màu trắng

Mỗi loại vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng lại có những ý nghĩa khác nhau.

Về cơ bản thì vạch kẻ đường màu vàng rộng 15cm là vạch phân luồng cho đường trên 60km/h. Vạch kẻ đường màu trắng rộng 10cm dành cho đường từ 60km/h trở xuống. Sự khác nhau nằm ở 2 chi tiết: tốc độ của đường, và độ rộng của vạch

Vạch kẻ đường màu vàng, trắng khác nhau thế nào?

Theo quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng.

Theo quy định mới nhất của luật giao thông đường bộ thì vạch kẻ đường giao thông màu vàng sử dụng phân biệt làn ngược chiều trong khi vạch trắng dùng tách làn cùng chiều. Việc hiểu đúng về các lỗi đi sài làn đường, chúng ta sẽ tránh đi các trường hợp bị phạt không mong muốn.

  • Khi thấy vạch kẻ đường màu trắng. Đây là vạch dùng để ngăn cách, phân biệt giữa các làn trong cùng 1 chiều đường
  • Vạch màu vàng để ngăn cách, phân biệt giữa 2 chiều đường ngược nhau
  • Vạch liền không được phép đè, vạch đứt được đè.

Vạch 1.1: vàng nét đứt

Dạng vạch đơn, đứt nét. Dùng để phân chia các làn đường ngược chiều, không có dải phân cách giữa. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch 1.2: vàng nét liền

Ý nghĩa tương tự vạch vàng nét đứt, nhưng với nét liền, xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

Vạch 1.3: vàng nét liền đôi

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Vạch 1.4: vạch vàng một đứt, một liền

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

Vạch 1.5: vạch vàng đứt song song

Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch 2.1: vạch trắng nét đứt

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

Vạch 2.2: vạch trắng nét liền

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch kẻ đường màu vàng, trắng khác nhau thế nào
Vạch kẻ đường màu vàng, trắng khác nhau thế nào?

Xe máy đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi đè vạch sẽ bị xử phạt theo lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Lỗi đè vạch liền đường hai chiều

Khoản 1, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền đường hai chiều đối với xe máy và ô tô là 200.000 – 400.000 đồng. 

Lỗi đè vạch liền trên cầu

Khoản 2, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền trên cầu như sau:

  • Đối với xe máy: 100.000 – 200.000 đồng.
  • Đối với xe ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.

Lỗi đè vạch xương cá

  • Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019).
  • Đối với xe đạp, xe đạp máy (gồm xe đạp điện): Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng (quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 8, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019).
  • Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019).

Lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ

Quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 và điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 về mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ được quy định như sau:

  • Đối với ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
  • Đối với xe mô-tô, xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.

Lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp vi phạm cụ thể. Trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện nên chủ động quan sát các vạch kẻ đường, chấp hành nghiêm quy định để đảm bảo an toàn, lưu thông thuận lợi và tránh bị xử phạt.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Vạch kẻ đường màu vàng, trắng khác nhau thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn biết thêm kiến thức để sử dụng trong cuộc sống và công việc.

Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như tách sổ đỏ, hợp đồng cho thuê nhà và đất, Tra cứu chỉ giới xây dựng, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mới nhất, Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà, đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay; chia thừa kế đất hộ gia đình… của chúng tôi

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quay đầu xe tại đoạn đường kẻ vạch liền có sao không?

Tại đoạn đường bố trí vạch đôi nét liền màu vàng, các tài xế khi điều khiển phương tiện không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Có thể thấy, các loại vạch nét liền kể trên đều yêu cầu phương tiện không được lấn làn, đè lên vạch hay sử dụng làn khác. Do đó, khi thấy vạch nét liền, các tài xế không được phép quay đầu xe.

Gặp vạch kẻ đường nét liền, quay đầu xe có bị phạt không?

Không tự nhiên mà một đoạn đường lại được bố trí vạch nét liền. Vạch này được sử dụng để điều tiết giao thông, giảm khả năng gây tai nạn giao thông giữa các phương tiện lưu thông.
Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện buộc phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có cả vạch kẻ đường nét liền.
Chính vì vậy, khi thấy vạch nét liền, các tài xế cần tuân thủ chỉ dẫn về việc không không lấn làn, không đè lên vạch và không sử dụng làn xe khác.
Việc quay đầu xe tại các đoạn đường có vẽ vạch nét liền không chỉ vi phạm quy định pháp luật về giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây tai nạn giao thông.
Nếu cố tình vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông về lỗi không chấp các chỉ dẫn của vạch kẻ đường với mức phạt như sau:
Đối với xe máy: Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP: xử phạt 100.000 – 200.000 đồng. Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment