Không dừng xe khi cảnh sát cơ động yêu cầu có vi phạm pháp luật không?

by Thơ Anh
Không dừng xe khi cảnh sát cơ động yêu cầu có vi phạm pháp luật không?

Rất nhiều người dân có đưa ra vấn đề băn khoăn rằng lực lượng cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử lý người vi phạm giao thông hay không ? Cảnh sát cơ động có quyền yêu cầu dừng xe không? Nếu có yêu cầu dừng xe nhưng không dừng thì có vi phạm pháp luật không? Để trả lời những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Không dừng xe khi cảnh sát cơ động yêu cầu có vi phạm pháp luật không? ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Cảnh sát cơ động có được dừng xe vi phạm ?

Theo quy định tại Thông tư 65/2020/TT-BCA thì:

Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra; kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

  • Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện; ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
  • Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự; an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh; trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát; xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, cảnh sát cơ động vẫn có quyền dừng xe và kiểm tra hành chính nếu thấy đối tượng có dấu hiệu nghi vấn. Vì vậy, Nếu dừng xe thì CSCĐ có quyền kiểm tra giấy phép lái xe, đăng ký xe, hay một số giấy tờ khác.

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông ?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động, theo đó Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý hành vi vi phạm luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội; thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định chi tiết nhiệm vụ quyền hạn cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát

Như vậy, căn cứ các quy định trên, Cảnh sát cơ động trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm nào?

Không dừng xe khi cảnh sát cơ động yêu cầu có vi phạm pháp luật không?
Không dừng xe khi cảnh sát cơ động yêu cầu có vi phạm pháp luật không?

Cụ thể, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo đó, Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm sau:

– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định;

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;

– Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;

– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh;

– Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;

– Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;

– Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;

– Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

Không dừng xe khi cảnh sát cơ động yêu cầu có vi phạm pháp luật không?

Theo những căn cứ pháp luật, thì hành động không dừng xe khi bị Cảnh sát cơ động yêu cầu là vi phạm pháp luật. Trường hợp này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt hành chính là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xe mô, xe gắn máy và từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xe ô tô. Do mắc lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”.

CSGT có được tự ý dừng xe người đi đường

CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được phép dừng xe người đi đường trong 4 trường hợp sau:

Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phát hiện; ghi thu được các hành vi vi phạm giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương, kế hoạch tuần tra, kiểm soát; xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được phê duyệt.

Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức; cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Ngoài các trường hợp đã nêu, CSGT không được tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: “  Không dừng xe khi cảnh sát cơ động yêu cầu có vi phạm pháp luật không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , đăng ký nhãn hiệu, …., hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

CSGT có được rút chìa khóa của người vi phạm hay không?

Trong đó, các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm: Tạm giữ người; áp giải; tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám người; khám phương tiện, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện; quản lý người nước ngoài vi phạm trong thời gian làm thủ tục trục xuất;…
Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường, phân lại luồng, tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện khi xảy ra ách tắc, tai nạn giao thông…
Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, việc rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông không thuộc quyền hạn của lực lượng CSGT.

CSGT có được nhận tiền của người vi phạm hay không?

Nghị định 19/2020/NĐ-CP nghiêm cấm hành vi sau:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp duy nhất CSGT được thu tiền từ người vi phạm là khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment