Kinh doanh đồ ăn vỉa hè có bị xử phạt hay không?

by Thơ Anh
Kinh doanh đồ ăn vỉa hè có bị xử phạt hay không?

Xin chào luật sư. Tôi muốn được hỏi rằng hiện nay, tình trạng bán hàng quán vỉa hè tại Việt Nam đang ngày một nhiều. Trường hợp những người bán hàng quán vỉa hè như vậy thì có cần phải đăng ký kinh doanh không, theo quy định của pháp luật hiện hành có bị xử phạt hay không? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn. Chào bạn, để trả lời những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu vấn đề qua bài viết “Kinh doanh đồ ăn vỉa hè có bị xử phạt hay không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh

Cá nhân hoạt động tương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:

+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;

+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.

Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.

Phạm vi về địa điểm kinh doanh

Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:

+ Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;

+ Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;

+ Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;

+ Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;

+ Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy;

+ Phần đường bộ

+ Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;

+ Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.

Kinh doanh đồ ăn vỉa hè có bị xử phạt hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

(2) Không được thực hiện các hành vi sau đây:

– Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

– Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

– Thả rông súc vật trên đường bộ;

– Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

– Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

– Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý; gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

– Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

– Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

– Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Theo đó, pháp luật không cho phép thực hiện họp chợ, mua, bán hàng hóa trên vỉa hè. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức xử phạt dành cho hành vi bán hàng hóa trên vỉa hè

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị; trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân; từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;

d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này;

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện,…

Bán hàng quán vỉa hè thì có phải đăng ký kinh doanh không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định:

Điều 79. Hộ kinh doanh

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong; quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh; trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, trường hợp kinh doanh mua bán hàng quán vỉa hè nếu thu nhập thấp không cần phải đăng ký kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: “ Kinh doanh đồ ăn vỉa hè có bị xử phạt hay không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Kinh doanh vỉa hè bị cấm có đúng không?

Khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ quy định: “Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”.
Điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ quy định:
“Không được thực hiện các hành vi sau đây:a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ”.
Do đó,việc bán hàng trên trên vỉa hè đô thị là hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ, bị nghiêm cấm.

Kinh doanh trà đá vỉa hè có bị xử phạt không ?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008, hành vi mua, bán hàng hóa trên đường bộ là hành vi bị cấm nên cũng không thể đăng ký kinh doanh trà đá trên vỉa hè được. Bạn sẽ bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ được quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment