Lỗi không đặt biển cảnh báo khi dừng, đỗ xe ô tô gây tai nạn

by Tình
Lỗi không đặt biển cảnh báo khi dừng, đỗ xe ô tô gây tai nạn

Xin chào CSGT, tôi là Thanh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Tôi xin được chia sẻ vụ việc như sau: Tối hôm trước khi đang trên đường tham gia giao thông thì xe ô tô bị chết máy. Vì vậy, tôi đã đỗ xe trên lề đường để bắt xe về, sáng hôm sau sẽ mang đi sửa. Xe ô tô tôi đỗ đúng chiều, tuy nhiên khi đỗ xe tôi quên đặt biển cảnh báo. Sau đó có một thanh niên đi xe với tốc độ khá cao đã đâm vào đuôi xe của tôi và thương tích 65%. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi lỗi không đặt biển cảnh báo khi dừng, đỗ xe ô tô gây tai nạn sẽ bị xử phạt như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng chúng tôi. Mời anh/chị cũng các bạn đọc theo dõi câu trả lời tại bài viết sau đây của CSGT!

Căn cứ pháp lý

Hiểu như thế nào là dừng và đỗ xe?

Nhiều người vẫn nhầm lẫn hoặc đánh đồng hai khái niệm dừng và đỗ xe nhưng thực chất đây là hai hành động hoàn toàn khác nhau.

Theo đó, dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để thực hiện các hành động như cho người lên/xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, chờ đèn tín hiệu giao thông… Còn đỗ xe là trạng thái đứng yên không giới hạn thời gian của phương tiện đó. 

Như vậy, về cơ bản thì dừng và đỗ xe khác nhau về mặt thời gian. Trong khi dừng xe chỉ là hành động tạm thời, có giới hạn về thời gian thì đỗ xe lại không ràng buộc về điều này, chỉ cần người sử dụng đỗ xe đúng quy định. (Điều này đã được nêu rõ tại điều 18, Luật Giao thông đường bộ hiện hành).

Ngoài ra, khi dừng xe, tài xế vẫn phải tuân thủ một số quy định như phải bật đèn cảnh báo, không được tắt máy và rời khỏi vị trí lái. Trong trường hợp đỗ xe, tài xế được phép rời khỏi ghế lái sau khi thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết. 

Các quy định phải đảm bảo khi dừng, đỗ xe 

Có những trường hợp người điều khiển phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ muốn dừng, đỗ xe. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thì người điều khiển cũng được phép dừng xe và đỗ xe trên đường. Để dừng, đỗ xe an toàn thì cá nhân phải thực hiện, tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Điểm d, Khoản 3, Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.”

Lỗi không đặt biển cảnh báo khi dừng, đỗ xe ô tô gây tai nạn bị xử phạt như thế nào?

Khi tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông là ô tô cần phải lưu ý, tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo an toàn nhất, tranh xảy ra tai nạn. Khi dừng hay đỗ xe ô tô mà không đặt biển cảnh báo gây tai nạn đã vi phạm quy định và sẽ bị xử phạt hành chính. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề Lỗi không đặt biển cảnh báo khi dừng, đỗ xe ô tô gây tai nạn bị xử phạt như thế nào, CSGT mời bạn đón đọc.

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;”

Thời gian tước giấy phép lái xe

Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.”

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn không đặt biển báo hiệu khi dừng, đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy nhưng không đặt biển báo nguy hiểm thì bạn đã bị vi phạm quy định về dừng, đỗ xe. Do đó, bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Lỗi không đặt biển cảnh báo khi dừng, đỗ xe ô tô gây tai nạn

Xử phạt hình sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Căn cứ quy định trên để cấu thành “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” thì bạn phải có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và phải có một trong các hậu quả nêu trên xảy ra. Nếu vậy, cá nhân sẽ phạt chịu hình thức xử phạt là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi không đặt biển cảnh báo khi dừng, đỗ xe ô tô gây tai nạn“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tranh chấp thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Có bị tạm giữ xe khi đỗ xe máy trên vỉa hè không?

Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật.

Những nơi nào không được dừng xe, đỗ xe?

Người điều khiển phương tiện cũng cần lưu ý những khu vực không được phép dừng xe, đỗ xe như bên trái của đường một chiều, đường có kích thước bề rộng hẹp, chỉ đủ cho một làn xe. 
Đặc biệt, những đoạn đường cong và gần đầu dốc bị khuất tầm nhìn, vị trí che khuất biển báo, trên cầu, gầm cầu vượt, phần đường dành cho người đi bộ sang đường, vị trí song song sát với xe khác đang dừng đỗ cũng là những nơi cấm dừng và đỗ xe.
Bên cạnh đó, xe ô tô cũng không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí thường xuyên có phương tiện khác rẽ qua như: đường giao nhau và phạm vi 5m từ mép của đường giao nhau, phạm vi an toàn đường sắt, điểm dừng của xe buýt hay trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở các cơ quan, tổ chức.

Khi đỗ xe gần ngã tư thì xe ô tô có bị phạt không?

Căn cứ Khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau.
Theo Điểm đ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Như vậy, nếu xe ô tô này đậu trong phạm vi 05m tính từ mép ngã tư thì hành vi này là hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Nếu ngoài phạm vi 05m và không có biển cấm dừng, cấm đỗ thì xe ô tô này sẽ không bị xử phạt về hành vi này.

3/5 - (2 bình chọn)

You may also like