Lỗi đi vào đường cấm trọng tải bị phạt bao nhiêu tiền 2023?

by Trà Ly
Lỗi đi vào đường cấm trọng tải bị phạt bao nhiêu tiền 2023?

Tại nhiều con đường, cây cầu sẽ có quy định hạn chế về trọng tải của phương tiện lưu thông. Do đó, phương tiện lưu thông trên cầu đường hạn chế trọng tải mà phương tiện có tải trọng lơn hơn so với mức quy định sẽ bị xử phạt. Vì vậy mà người điều khiển phương tiện cần quan sát và tuân thủ theo quy định về tải trọng của cầu đường. Vậy, Lỗi đi vào đường cấm trọng tải bị phạt bao nhiêu tiền năm 2023? hãy cùng CSGT tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Tải trọng của đường bộ là gì?

Theo Điều 4 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định thì tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.

– Khả năng chịu tải khai thác của cầu sẽ được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, chúng được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu về hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định pháp luật về báo hiệu đường bộ.

– Khả năng chịu tải khai thác của đường sẽ được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu về hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định pháp luật về báo hiệu đường bộ.

Điều kiện để đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ

Điều kiện để đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu, đường bộ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT như sau:

(1) Cầu không cần đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe:

– Cầu được thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến (H30-XB80, HL93 hoặc tương đương trở lên), được thi công đúng thiết kế, chất lượng tốt và không bị hư hỏng.

– Cầu đang khai thác được tính toán hoặc được kiểm định đáp ứng được khả năng chịu tải tương đương với tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến được nêu tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT.

Lỗi đi vào đường cấm trọng tải bị phạt bao nhiêu tiền 2023?

(2) Cầu cần phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe:

– Cầu không đảm bảo các điều kiện quy định tại (1) mục này phải đặt biển báo hiệu để hạn chế trọng lượng xe qua cầu.

– Trị số ghi trên biển báo hiệu là kết quả được tính toán hoặc kiểm định cầu, làm tròn số đến đơn vị tấn, được quyết định bởi cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT.

(3) Đồng bộ về tải trọng của cầu, đường trên mạng lưới đường bộ:

– Khi đầu tư xây dựng cầu mới, cần phải thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn quy định tại Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 (hoặc tải trọng tương đương).

– Khi sửa chữa cải tạo, nâng cấp cầu, cần phải thiết kế theo hướng nâng cao tải trọng khai thác của cầu hoặc kết hợp điều tiết, tổ chức giao thông để có thể bỏ biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu khi điều kiện cho phép (quy định tốc độ tối đa qua cầu;

Điều tiết xe qua cầu từng chiếc hoặc bảo đảm cự ly tối thiểu giữa các xe với nhau; xe đi đúng vào tim cầu; không dừng đỗ, phanh gấp trên cầu).

– Đối với cầu có tải trọng khai thác thấp (chỉ cho phép xe có tổng trọng lượng < 13 tấn qua cầu): trên hệ thống quốc lộ phải xây dựng cầu mới để thay thế nó kịp thời; trên các hệ thống đường bộ khác phải có kế hoạch để xây dựng cầu mới phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Lỗi đi vào đường cấm trọng tải bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 33, 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường (theo tỷ lệ quá tải trọng) như sau:

Mức quá tảiMức phạt với lái xe
(người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm)
Mức phạt với chủ xe 
(giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm)
10 – 20%04 – 06 triệu đồng
(Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
06 – 08 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 – 16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe
(Điểm d khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
20 – 50%13 – 15 triệu đồng
(Điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
28 – 32 triệu đồng đối với cá nhân, 56 – 64 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe
(Khoản 13 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Trên 50%40 – 50 triệu đồng
(Điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
70 – 75 triệu đồng đối với cá nhân, 140 – 150 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe
(Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

* Lưu ý: Quy định xử phạt trên không áp dụng đối với trường hợp lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ có Giấy phép lưu hành đang còn giá trị sử dụng.

Lỗi đi vào đường cấm trọng tải có bị tước giấy phép lái xe không?

Lỗi đi vào đường cấm trọng tải vi phạm theo khoản 5, căn cứ theo khoản 18 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

“Điều 33. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách)

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng.

7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”

Như vậy đối với hành vi vi phạm này thì ngoài bị phạt tiền còn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng. Trường hợp gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Lỗi đi vào đường cấm trọng tải bị phạt bao nhiêu tiền 2023?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Xe ô tô tải có trọng tải dưới 1,25 tấn có được đi vào nội thành Hà Nội trong khung giờ cao điểm không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Quy định) được ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND, sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-UBND quy định như sau:
“Điều 5. Thời gian hoạt động của các loại phương tiện trong khu vực hạn chế
1. Các loại ô tô tải có trọng tải toàn bộ xe cho phép đến 1,50 tấn (không bao gồm xe bán tải ‘xe Pickup’, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg) chỉ được hoạt động ngoài giờ cao điểm trên các tuyến đường.
Cấm hoạt động trong giờ cao điểm.”
Giờ cao điểm là khoảng thời gian được quy định như sau: Sáng từ 6h00’ đến 9h00’, chiều từ 16h00’ đến 19h30’ hàng ngày theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Quy định được ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-UBND.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp xe tải dưới 1,25 tấn thì chỉ được lưu thông trong nội thành thành phố Hà Nội ngoài khung giờ cao điểm các tuyến đường.

Xe tải chở hàng hóa có được đi vào đường cắm biển 107 không?

Căn cứ Mục B.7 Phụ lục B QCVN 41:2019/BGTVT quy định về báo hiệu đường bộ quy định:
Để báo đường cấm xe ô tô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.107 “Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải”.
Như vậy, biển P.107 có hiệu lực cấm xe ôtô chở khách và các loại xe ôtô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng đi qua (trừ các xe được ưu tiên theo quy định).
Do đó, xe tải chở hàng hóa sẽ không được đi vào đường có cắm biển 107.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like