Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không?

by SEO Tài
Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không

Xe ô tô con hay có thể hiểu là xe ô tô 5 chỗ trở xuống, mục đích và thiết kế để phục vụ việc đi lại của số lượng người giới hạn, đặc biệt việc thiết kế, nhỏ nhắn, tiện lợi hơn những loại xe khác nên được mọi người sử dụng phổ biện tại Việt Nam. Tuy nhiên với thiết kế như thế, việc có thể sử dụng để chở hàng hay không và khi chở hàng có vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô không được nhiều người đặt câu hỏi thắc mắc. Vậy Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không?

CSGT xin phép được giải đáp câu hỏi này trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ

Quy định về việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô

Căn cứ Khoản 1, Điều 72, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô:

Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành theo quy định: Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn; khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.

Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải đảm bảo các điều kiện: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Quy tắc về việc xếp hàng hóa: Người vận tải phải lựa chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyển. Việc xếp và vận chuyển hàng hóa phải thực hiện đúng quy định về trọng tải thiết kế của xe ô tô, tải trọng và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ, đảm bảo các quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đối với các loại hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông trước khi xếp lên xe ô tô phải rút hết nhiên liệu ra khỏi bình chứa. Hàng hóa xếp trên xe ô tô phải dàn đều, không xếp lệch về một phía và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không
Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không

Các hành vi vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô trái quy định

Căn cứ Khoản 2, Điều 72, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi không được thực hiện khi vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô:

Vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô không được phép: Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe; chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.

Tiêu chuẩn về trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe được quy định đồm có:

Giới hạn hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ: Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định; hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Giới hạn trọng trục xe: Trục đơn: tải trọng trục xe ≤ 10 tấn. Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục: Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn; trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn; trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn. Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề: trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn; trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.

Giới hạn tổng trọng lượng của xe: Đối với xe thân liền có tổng số trục: Bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn; bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn; bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn; bằng năm hoặc lớn hơn và khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng: Nhỏ hơn hoặc bằng 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 32 tấn; lớn hơn 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn. Đối với tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục: Bằng ba, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 26 tấn; bằng bốn, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 34 tấn; bằng năm và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc: Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 38 tấn; lớn hơn 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn. Bằng sáu hoặc lớn hơn và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc: Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 40 tấn; trường hợp chở một container, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn; lớn hơn 4,5 mét đến 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 44 tấn; lớn hơn 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 48 tấn.

Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ: Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên: Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét; xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét; xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ: Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.

Trường hợp được phép chở người trong thùng xe: Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu; chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn; giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật. Và việc chở người trên thùng xe phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

Có chở hàng bằng xe ô tô con được không?

Rất nhiều người khi mua xe ô tô con đều băn khoăn liệu xe có chở hàng được hay không? Tuy nhiên, thực chất xe ô tô con được thiết kế với mục đích là chở người dành cho gia đình hoặc cá nhân, cặp vợ chồng. Những đối tượng này thường sử dụng xe với mục đích là di chuyển, đi lại. Như vậy, hiển nhiên là xe không thể chở hàng.

Xe ô tô con được thiết kế với cốp xe khá nhỏ. Khu vực này chỉ thích hợp để đựng vài đồ dùng cá nhân như vali, túi xách của người ngồi trên xe. Trường hợp tài xế chở hàng không đúng quy định sẽ bị xử phạt hành chính. Bởi vì, việc sử dụng xe chở hàng cần có giấy phép đăng ký đầy đủ. Tình trạng vi phạm này xảy ra khá thường xuyên.

Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không?

Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nêu: Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;

Như vậy chỉ khi sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường thì việc chở hàng của xe ô tô con mới bị phạt. Tuy nhiên, với thiết kế cốp xe bé vậy nên việc hở hàng chỉ phù hợp với số lượng ít mà thôi nên sử dụng đúng mục đích thiết kế của xe.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hợp đồng mua bán nhà đất công chứng… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Ô tô chở hàng là loại ô tô gì?

Theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
– Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy diện) và các loại xe tương tự.
– Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: ô tô quét đường, ô tô tưới nước; ô tô hút chất thải, ô tô ép rác; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ô tô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô truyên hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động và các loại ô tô tương tự.
Căn cứ pháp lý: Số thứ tự 3.1.3 Tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003 (ISO 3833 : 1977) về phương tiện giao thông đường bộ – kiểu – thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Theo đó, ô tô chở hàng (Ô tô tải) (Commercial vehicle) được định nghĩa như sau: Ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở hàng. Ô tô chở hàng cũng có thể kéo theo một rơ moóc.

Xe 4 chỗ chở được mấy người?

Tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi : Xe 4 chỗ chở được mấy người? Chúng ta sẽ tìm hiểu số người chở quá quy định bị phạt.
Công thức tính khá đơn giản, để dễ hiểu bài viết sẽ dùng ký X để biểu thị cho số người chở vượt quá quy định sẽ bị xử phạt. Áp dụng công thức sau:
X = Tổng toàn bộ số hành khách có trên xe ô tô khi được kiểm soát – (chỗ ngồi nhập trong giấy đăng ký xe + số đầu người quá quy định nhưng không bị phạt)
Ví dụ cụ thể: Khi cảnh sát giao thông tiến hành kiểm tra xe có 4 chỗ ngồi ( đây là con số có trong giấy phép lái xe) tuy nhiên xe này lại chở tới 5 người, lúc này công thức tính được áp dụng sẽ là: X= 5 người – (4 người + 1 người) = 0 người bị xử phạt.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment