Lỗi nháy Đèn hậu xe máy bị phạt hay không?

by Thanh Loan
Lỗi nháy Đèn hậu xe máy bị phạt hay không?

Việc đảm bảo phương tiện giao thông đủ tiêu chuẩn khi lưu thông trên đường là điều vô cùng quan trong. Vì nó giúp bạn tránh bị xử phạt các lỗi về phương tiện và đảm bảo an toàn khi di chuyển. Rất nhiều thanh niên trẻ ngang nhiên sửa đổi, thay thế linh kiện xe theo mốt, đua đòi theo phong cách mới lắp đèn nháy cho đèn hậu làm ảnh hưởng đến người đi sau dễ gây ra tai nạn. Pháp luật sẽ xử phạt đối với những hành vi này. Cùng CSGT tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết “Lỗi nháy Đèn hậu xe máy bị phạt hay không?”.

Quy định pháp luật về đèn hậu xe máy

Đèn hậu là bộ phận của thân vỏ ô tô, vị trí nằm ở cuối xe, có chức năng chính là báo hiệu cho các phương tiện giao thông khác nhận biết xe đang di chuyển.

Đèn hậu hay còn gọi là đèn báo hãm, cho thấy phần cạnh sau của xe, giúp các người lái xe khác có thể ước tính kích cỡ và hình dáng xe của bạn. Bên cạnh đó, đèn hậu còn giúp những người điều khiển phương tiện khác có thể thấy rõ xe của bạn đang ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt nào như mưa hay tuyết. Nếu đèn chiếu hậu bị hỏng, hãy đi thay cái mới ngay.

Đèn chiếu hậu là một trong những điều kiện bắt buộc đảm bảo tham gia giao thông của xe cơ giới là có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.

Vị trí đèn hậu ô tô thường được đặt ở 2 bên đuôi xe, 2 màu trắng đỏ được lắp đặt đối xứng nhau. Tùy theo loại đèn hai bên mà đèn hậu có thiết kế khác nhau để tránh nhầm lẫn. Đèn hậu nằm ở phía đuôi xe, hướng ra phía sau. Một số đèn có chất liệu phản quang phía trong giúp tăng cường cường độ sáng để đèn trông sáng và rõ hơn. Khi cụm đèn hậu nối liền với đèn sương mù, nhà sản xuất thiết kế màu đỏ, trong khi bản trang bị đèn lùi có màu trắng. Một số nhà sản xuất tách đèn hậu theo điều kiện lái xe của từng vùng, hoặc tách đèn hậu khỏi đèn phanh và đèn sương mù ở các vị trí khác nhau để tránh nhầm lẫn. Được làm bằng nhựa cao cấp, đèn hậu bền bỉ trong mọi điều kiện thời tiết và hấp thụ lực tối đa khi va chạm mạnh.

Chức năng chính của đèn hậu là giúp người lái xe phía sau nhận biết xe phía trước ngay cả trong điều kiện thời tiết khó khăn như sương mù, mưa gió. Đồng thời có thể phán đoán được kích thước và hình dáng của xe, bởi cụm đèn hậu được đặt ở phía sau xe, cân đối giữa 2 bên đuôi xe. Ngoài ra, đèn hậu còn giúp đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông, tuân thủ tiêu chuẩn khoảng cách xe, vượt an toàn,…

Xe máy có bắt buộc phải có đèn báo hãm hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Theo quy định pháp luật nêu trên thì xe máy bắt buộc phải có đèn báo hãm và đèn báo hãm phải có hiệu lực sử dụng theo đúng quy định.

Lỗi nháy Đèn hậu xe máy bị phạt hay không?
Lỗi nháy Đèn hậu xe máy bị phạt hay không?

Xe máy không có đèn báo hãm bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;

d) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;

đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;

g) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe….

Lỗi nháy Đèn hậu xe máy bị phạt hay không?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Việc độ đèn xe nhấp nháy và cho ra ánh sáng khác với ban đầu được xem là hành vi “Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe”.

Sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi trên.

Mức phạt cao nhất và lại gây nguy hiểm cho người chạy phía sau

Đèn báo hãm của xe ô tô bị hỏng thì có bị phạt không?

Tại Điểm d Khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

Theo Khoản 2 và Điểm a Khoản 9 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;

b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;

c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi nháy Đèn hậu xe máy bị phạt hay không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tư vấn về giá đền bù đất nhanh nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Có phải luật quy định đèn hậu xe máy phải là màu đỏ không?

Không có luật nào quy định đèn hậu xe phải là đèn đỏ
Ở đây nhà sản xuất chỉ muốn đèn hậu xe là đèn đỏ với mục đích cảnh báo nguy hiểm thôi
Khi tham gia giao thông, màu vàng và màu đỏ thường được dùng để cảnh báo nguy hiểm( vạch sơn, biển báo cấm, đèn đỏ, đèn vàng,…)
Vì màu đỏ rất dễ nhận biết ngay cả ban ngày lẫn ban đêm – mà không gây cảm giác chói mắt và khó chịu cho người đi phía sau

Xe ô tô không có đèn hậu bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment