Luật đèn xanh đèn đỏ năm 2022

by Thanh v
Luật đèn xanh đèn đỏ năm 2022

Theo quy định pháp luật, công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Trong đó đèn tín hiệu giao thông là một trong những công trình rất quan trọng nhằm kiểm soát và phân luồng giao thông giúp giảm thiểu ùn tắc và xảy ra va chạm.

Đèn giao tín hiệu giao thông thông thường có 3 màu: xanh, đỏ và vàng. Trong đó đèn đỏ quy định xe phải dừng lại, đèn xanh thì xe được phép lưu thông còn đèn vàng yêu cầu chủ phương tiện cần giảm tốc độ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không phải quy định trên lúc nào cũng đúng mà luật giao thông đường bộ và các luật có liên quan có quy định những trường hợp khác so với quy định trên. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, luật đèn xanh đèn đỏ được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Hệ thống đèn giao thông gồm những gì?

Hiện nay có 5 loại đèn tín hiệu giao thông:

Loại 3 màu (dành cho xe cộ)

Loại 3 màu có 3 kiểu: xanh, vàng, đỏ. Tác dụng như sau:

Đỏ: Khi gặp đèn đỏ, tất cả các phương tiện đang lưu thông phải dừng lại ở phía trước vạch dừng (trừ trường hợp những xe rẽ phải (với những quốc gia lưu thông bên phải) hoặc rẽ trái (với những quốc gia lưu thông bên trái) hoặc đi thẳng ở ngã ba theo đèn báo hoặc biển báo rẽ phải (với những quốc gia lưu thông bên phải) hoặc rẽ trái (với những quốc gia lưu thông bên trái) hoặc đi thẳng và những xe được quyền ưu tiên đi làm nhiệm vụ).

Xanh: Khi gặp đèn xanh, tất cả các phương tiện được phép đi.

Vàng: Đèn vàng là dấu hiệu của sự chuyển đổi tín hiệu từ xanh sang đỏ.

Khi đèn vàng bật sau đèn xanh nghĩa là chuẩn bị dừng, khi đó các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng vì tiếp đó đèn đỏ sẽ sáng, trường hợp đã vượt quá vạch dừng hoặc nếu dừng sẽ gây nguy hiểm thì được đi tiếp.

Nếu đèn vàng bật sau đèn đỏ có nghĩa là chuẩn bị đi, người lái xe có thể đi trước hoặc chuẩn bị để đi vì tiếp đó đèn xanh sẽ sáng. Thông thường đèn xanh bật ngay sau đèn đỏ.

Nếu đèn vàng nhấp nháy ở tất cả các hướng (hoặc không hoạt động) có nghĩa là được đi nhưng người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác. Thường đèn sẽ chuyển sang trạng thái này vào ban đêm (khoảng 0 giờ (12 giờ đêm) đến 5 giờ sáng).

Loại đèn này lắp theo thứ tự: Nếu lắp chiều dọc thì đèn đỏ ở trên, vàng ở giữa, xanh ở dưới. Nếu lắp chiều ngang thì theo thứ tự đỏ ở bên trái, vàng ở giữa, xanh ở bên phải hay ngược lại(đèn xanh luôn luôn hướng về phía vỉa hè hoặc dải phân cách, đèn đỏ hướng xuống lòng đường).

Loại 2 màu có hai màu xanh, đỏ.

Đỏ: Đèn đỏ có nghĩa là “không được sang đường”. Nó có hình ảnh người màu đỏ đang đứng yên hoặc dòng chữ “dừng lại”. Khi gặp đèn đỏ, người đi bộ phải đứng yên trên vỉa hè.

Xanh: Đèn xanh có nghĩa là “được phép sang đường”. Nó có hình ảnh người màu xanh đang bước đi hoặc dòng chữ “sang đường”. Khi gặp đèn xanh, người đi bộ được phép sang đường. Khi đèn xanh nhấp nháy, người đi bộ phải khẩn trương sang nốt quãng đường còn lại. Trường hợp chưa kịp sang đường thì phải dừng lại, chờ lượt đèn xanh tiếp theo.

Loại đèn này lắp theo thứ tự: Nếu lắp chiều dọc thì đèn đỏ ở trên, đèn xanh ở dưới. Nếu lắp chiều ngang thì đèn đỏ ở bên trái, đèn xanh ở bên phải hoặc ngược lại. Loại này đôi khi được lắp kèm với đèn đếm lùi để người đi bộ có khả năng ước lượng thời gian sang đường là bao lâu, thậm chí được lắp kèm với nút bấm để xin sang đường.[3]

Loại 1 màu (đèn chớp vàng)

Đây là loại đèn tín hiệu chỉ có duy nhất màu vàng, và thường nhấp nháy để cảnh báo các phương tiện ở những đoạn đường hay xảy ra tai nạn. Loại đèn này hoạt động bằng năng lượng mặt trời nên không bị ngừng hoạt động khi mất điện.

Đèn đếm lùi

Đèn đếm lùi là loại đèn lắp đặt bổ sung bên cạnh (hoặc trên đầu hoặc bên dưới) đèn tín hiệu chính. Đèn đếm lùi được hiển thị bằng một con số đếm ngược với những màu sắc khác nhau (thường là đỏ, vàng, xanh), trùng với màu của đèn đang bật. Khi đèn đếm đến “0” (hoặc 1) là lập tức chuyển màu đèn chính. Đèn đếm lùi có thể có số 0 ở hàng chục hoặc không có, một số đèn đếm lùi có khả năng nhấp nháy khi chuẩn bị về 0. Đèn vàng cũng có thể có đèn đếm lùi nhưng đa số loại đèn không có. Thông thường đèn đếm lùi có 2 chữ số, trường hợp thời gian của đèn chính (thường là đèn đỏ) dài hơn 100 giây, tùy vào loại đèn có thể xảy ra các khả năng:

– Đèn chưa đếm ngược, khi còn 99 giây thì bắt đầu đếm. Trong thời gian chờ, đèn có thể hiển thị là “99”, “00”, “–” hoặc không hiển thị.

– Đèn đếm 2 chữ số cuối của thời gian chờ (đèn đếm là 15 trong khi thời gian là 115 giây, có một số loại đèn đếm là “-9” hoặc “9-” khi thời gian là 109 giây)

Vì thế có những loại đèn có thêm chữ số 1 ở hàng trăm để dễ nhận biết

Đèn dành cho người đi xe đạp (đèn phụ bổ sung)

Đèn giao thông cho người đi xe đạp là loại đèn dành cho xe đạp dắt ngang qua đường. Loại đèn này có biểu tượng hình chiếc xe đạp, được gắn ở phía bên trái hoặc bên phải cột đèn để báo hiệu cho người đi xe đạp biết. Loại đèn này thường chỉ lắp đặt ở đường dành cho xe đạp, cũng có 3 màu xanh, đỏ, vàng và ý nghĩa như trên. Đôi khi, có loại chỉ có 2 màu xanh, đỏ mà không có màu vàng (những đoạn đường vắng xe cộ) hoặc chỉ có màu vàng độc lập để cảnh báo người đi xe đạp. Loại này được lắp đặt ở những quốc gia có nhiều xe đạp .

Quy định của pháp luật hiện hành về đèn xanh đèn đỏ

Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, tín hiệu đèn giao thông có 03 màu:

– Tín hiệu xanh là được đi;

– Tín hiệu đỏ là cấm đi;

– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Theo Điều 10 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng 03 loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Cụ thể,

– Thứ tự tín hiệu lắp theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới.

– Thứ tự tín hiệu lắp đặt theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều lưu thông.

– Ngoài 03 dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn khác tùy thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông.

Như vậy, đèn tín hiệu giao thông có 03 màu: xanh, đỏ và vàng, mỗi màu có ý nghĩa riêng.

Mức phạt vượt đèn đỏ theo quy định của pháp luật

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định chung về hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông với mức phạt là như nhau, cụ thể:

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ).

– Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).

Những trường hợp theo quy định của luật giao thông vượt đèn đỏ không bị phạt

Theo quy định tại Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018, người tham gia giao thông phải ưu tiên chấp hành theo sự hướng dẫn của cảnh sát giao thông.

Ngoài ra, trong 03 trường hợp sau, người tham gia giao thông có thể đi tiếp bằng cách rẽ phải nếu gặp đèn đỏ:

– Có đèn xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ phải. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.

– Có biển báo giao thông cho phép các xe được rẽ phải khi đèn đỏ. Lúc này, các xe đi trên đường phải quan sát và nhường đường cho người đi bộ (nếu có) và được rẽ phải khi đèn giao thông đang hiện màu đỏ.

– Có vạch mắt võng. Vạch kẻ đường này thường có màu vàng, được đan xen với nhau, xuất hiện ở làn xe trong cùng của đường đi. Trong khu vực vạch này, các xe đi trên đường bắt buộc phải rẽ phải, không được phép đi thẳng hoặc dừng đỗ.

Bên cạnh đó, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng nêu rõ, các trường hợp vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; Do phòng vệ chính đáng; Do sự kiện bất ngờ; Do sự kiện bất khả kháng; Do người không có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi gây ra thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, nếu việc vượt đèn đỏ vì các nguyên nhân trên thì người vi phạm sẽ không bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Luật đèn xanh đèn đỏ năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đèn đỏ có được rẽ phải hay không?

Căn cứ theo Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Tại khoản 3 Điều 10 quy định về báo hiệu đường bộ bằng tín hiệu đèn giao thông:
– Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu
+ Tín hiệu xanh là được đi;
+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;
+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
– Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ (khoản 1 Điều 11).
– Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông (khoản 2 Điều 11).
– Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời (khoản 3 Điều 11).
Như vậy, trong trường hợp đèn đỏ bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp có biển phụ hoặc đèn phụ báo được phép rẽ phải thì được phép rẽ phải hoặc nếu có người điều khiển giao thông thì phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Trong trường hợp trên nếu không có biển báo hiệu được phép rẽ phải thì lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt các lỗi vi phạm đó là hoàn toàn đúng.

Trường hợp nào không được rẽ phải khi đèn đỏ?

Nếu không có điều kiện được phép rẽ phải như trên thì khi tín hiệu đèn giao thông màu đỏ, tất cả loại phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải dừng lại, không được phép rẽ phải.
Như vậy, trong trường hợp đèn đỏ bật sáng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp có biển phụ hoặc đèn phụ báo được phép rẽ phải thì mới được phép rẽ phải hoặc nếu có người điều khiển giao thông thì phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Đi xe đạp vượt đèn đỏ có bị xử phạt không?

Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.”.
Như vậy, trường hợp điều khiển xe đạp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
So với Nghị định 46 (phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông đối với xe đạp) thì Nghị định 100 đã nâng mức phạt lên để làm tốt công tác xử phạt lỗi, từ đó hạn chế các trường hợp vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment