Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu năm 2021?

by Thanh Hằng
Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?

Hầu hết mọi người khi tham gia giao thông đều chỉ quan tâm đến đèn đỏ và đèn xanh, không mấy ai chú ý đến đèn vàng. Dường như mọi người đều bị lỗi vượt đèn vàng. Khi vượt đèn vàng, người tham gia giao thông có thể bị xử phạt nhưng hiện mọi người ít chú ý đến. Bạn có biết rằng, vượt đèn vàng cũng bị phạt “ngang ngửa” với mức phạt của đèn đỏ. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về lỗi vượt đèn vàng.

Căn cứ pháp lý

Đèn vàng có ý nghĩa gì?

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì đèn tín hiệu giao thông có ba màu chủ đạo: Đỏ, vàng, xanh, với hai cách sắp xếp:

  • Nằm dọc: Màu đỏ trên cùng, màu vàng ở giữa và màu xanh cuối cùng
  • Nằm ngang: Màu đỏ phía tay trái, màu vàng ở giữa và màu xanh cuối cùng

Ý nghĩa của từng màu đèn

  • Tín hiệu xanh: cho phép đi
  • Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
  • Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

Như vậy, việc có phải dừng đèn vàng hay không phụ thuộc vào trạng thái di chuyển của bạn. Nếu bạn chưa tiến đến sát vạch sơn hay đèn tín hiệu thì sẽ phải dừng lại như dừng đèn đỏ. Còn nếu bạn đã tiến sát hoặc vượt quá thì phải tiếp tục di chuyển để tránh gây nguy hiểm tại nơi giao nhau. Không phải lúc nào cũng phải dừng đèn vàng.

Khi nào vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt?

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 giải thích tín hiệu đèn màu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Bên cạnh đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT (ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT) cũng đưa ra những giải thích tương tự.

Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, từ trước đến nay người tham gia giao thông chủ yếu chỉ quan tâm đến hai loại đèn xanh, đỏ mà quên mất việc không chấp hành tín hiệu đèn vàng cũng có thể bị xử phạt.

Theo đó, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt, trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, không dừng đèn vàng nếu đã đi quá vạch sơn sẽ không bị phạt.

Song có một điểm khá bất cập khi xử phạt lỗi này là việc đánh giá hành vi vượt đèn vàng trong từng tình huống cụ thể có nguy hiểm hay không lại được trao cho các chủ thể tham gia giao thông. Và trên thực tế thì nhận thức về pháp luật cũng như khả năng nhận biết các tình huống tham gia giao thông của các chủ phương tiện là hoàn toàn khác nhau.

Mức phạt lỗi vượt đèn vàng mới nhất

Theo Nghị định 100/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng cụ thể như sau:

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Điểm c Khoản 1 Điều 8).

Ô tô, phương tiện tương tự ô tô

Trường hợp vượt đèn vàng, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

Phạt vượt đèn vàng

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo) hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5 và Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).

Xe máy, xe mô tô, xe máy điện

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Điểm e Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Khi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt với việc vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại di động cũng là điểm đáng chú ý của Nghị định 100. Cụ thể, khi bạn dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng. Ở Nghị định 46, mức phạt với lỗi này là 600 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng.

Khi dừng đèn vàng đe lên vạch kẻ đường bị phạt bao nhiêu?

Khi đè lên vạch kẻ bạn sẽ bị xử phạt với các mức phạt tương ứng với phương tiện bạn điều khiển như sau:
a) Đối với ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
b) Đối với xe mô tô, xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
c) Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: 100.000 – 200.000 đồng.
d) Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.

5/5 - (7 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment