Ngủ gật gây tai nạn giao thông có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật?

by Thùy Thanh

Chào Luật sư, hiện tại tôi làm tài xế lái xe. Vừa qua, do ngủ gật nên tôi có gây ra tai nạn cho cặp vợ chồng đi đường. Tôi muốn hỏi luật sư hành vi ngủ gật gây tai nạn giao thông có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư X xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật hình sự 2015 sđ, bs 2017

Thực trạng ngủ gật khi lái xe hiện nay

Ngủ gật khi lái xe thường gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người cũng như tài sản kinh tế. Trong các cuộc thăm dò do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia và các tổ chức khác thực hiện. khoảng 60% tài xế thừa nhận lái xe trong khi cảm thấy buồn ngủ. khoảng 40% đã gật đầu hoặc ngủ thiếp đi khi lái xe trong năm trước và khoảng một phần tư báo cáo lái xe buồn ngủ ít nhất một lần mỗi tháng. 

Trong số thanh thiếu niên, 50 đến 70 phần trăm thừa nhận lái xe buồn ngủ trong năm qua. và 15 phần trăm báo cáo làm như vậy ít nhất một lần mỗi tuần. Buồn ngủ tự báo cáo trong khi lái xe có liên quan đến sự gia tăng 2,5 lần nguy cơ tai nạn xe cơ giới tương đối.

Xử phạt hành chính về thời gian lái xe

Theo Nghị định 100/2019 xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ. thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi:

– Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Giao thông đường bộ, cụ thể là tổng thời gian lái xe quá 10 giờ/ngày và lái xe liên tục từ 4 giờ trở lên không dừng đỗ.

Ngủ gật gây tai nạn giao thông có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật?

Bộ luật hình sự quy định về  Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây. thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Ngủ gật gây tai nạn giao thông có phải bồi thường dân sự không?

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới. hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ. thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản. trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Phương tiện giao thông vận tải là nguồn nguy hiểm cao độ. Do đó, khi gây ra thiệt hại cần có tách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được. thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất. của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động. và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Mức xử phạt lỗi đè vạch ô tô mới nhất năm 2022

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe. thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không chấp hành hiệu lệnh. chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
  • Ngoài ra còn có hành vi Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ. xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông

Theo Luật giao thông đường bộ, các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông gồm:

  • Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
  • Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
  • Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
  • Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
  • Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
  • Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
  • Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
  • Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Ngủ gật gây tai nạn giao thông có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật?”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm những gì?

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự
Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm?

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
Thiệt hại khác do luật quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment