Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm bị xử phạt thế nào?

by Duy Trần
Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm bị xử phạt thế nào?

Dù số vụ lộ bị phát hiện chưa nhiều; nhưng đã gây nhức nhối trong xã hội; và sẽ tiếp tục làm xấu hình ảnh của ngành công an; nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Tuy nhiên, việc này phải được nhìn dưới góc độ hai chiều; tức là lối sẽ đến từ hai phía là CSGT và người dân. Vậy thông qua đây đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm bị phạt như nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Xét về hành vi đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm

Lỗi thuộc về cảnh sát giao thông

Cảnh sát giao thông luôn tìm cách bắt lỗi người dân để phải chịu phạt. Xuất phát cũng chính từ tâm lí càng phạt nhiều thì càng tăng ngân sách nhà nước; nhưng trong đó cảnh sát giao thông cũng được khen thưởng. Việc tìm lỗi trong giao thông như con dao hai mặt; để cảnh sát dễ lợi dụng vào quyền hạn của mình bắt lỗi người tham gia giao thông ăn “hối lộ”.

Khi người vi phạm đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm; thì cảnh sát đã đồng ý với mức thậm trí thấp hơn nhiều lần so với mức phạt thực tế. Ví dụ: Mức phạt lỗi không gương xe máy mới nhất hiện nay có thể lên đến 200.000đ thì họ chỉ đưa 100.000đ nhưng cảnh sát vẫn nhận.

Lỗi thuộc về người vi phạm

Thay đổi từ chính ý thức của người dân

Nếu người dân có ý thức tôn trọng pháp luật hơn; tự giác đóng phạt đúng luật pháp thì sẽ không có chuyện CSGT nhận hối lộ. Người vi phạm giao thông ngại nộp phạt đúng luật vì “hối lộ rẻ hơn, đỡ mất công đi đóng phạt”. Phải chăng nếu người dân tập được thói quen tự chịu trách nhiệm khi mình làm sai thì khi đó sẽ chẳng ai ăn hối lộ được cả?.

Hiện nay, một số người vi phạm không muốn bị phạt nhiều tiền; nên chủ ý đưa hối lộ cho Cảnh sát giao thông (CSGT) theo hướng “cưa đôi”; đưa 150 nghìn đồng hoặc 200 nghìn đồng để CSGT bỏ qua; không phải lập quyết định phạt, không tốn thời gian đi đóng phạt. 

Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm bị xử phạt thế nào?
Hình ảnh minh hoạ cho việc người hối lộ đang lấy tiền để “hối lộ” cảnh sát giao thông

Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm bị xử phạt thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ ý đưa hối lộ cho CSGT để được bỏ qua lỗi nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật, và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao hơn rất nhiều. Cụ thể, tại Điểm c Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính”. 

Như vậy, người vi phạm giao thông có chủ ý đưa tiền hối lộ cho CSGT; dù chỉ 150 nghìn đồng hay 200 nghìn đồng cũng bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng; (thông thường nếu không có tình tiết tăng năng, giảm nhẹ sẽ bị xử phạt 4 triệu đồng).

Xử phạt Hình sự

Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm có thể bị xử phạt theo pháp luật hình sự?

Trong khi đó, khoản 1 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015; quy định về Tội đưa hối lộ như sau: 

“1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất…”

Như vậy, trường hợp mức tiền người dân hối lộ cho cảnh sát giao thông; từ 02 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội đưa hối lộ và bị xử phạt; theo quy định của Bộ luật Hình sự. 

Tuy nhiên, để cấu thành tội phạm của tội Đưa hối lộ tại Điều luật nêu trên; không đặt ra vấn đề ý chí chủ quan của người vi phạm đưa tiền hoặc tài sản là tự nguyện hay do bị ép buộc. Có thể thấy rằng; ý chí chủ quan của người vi phạm thường là tự nguyện đưa tiền và tài sản nhằm mục đích để người có chức vụ; quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Cụ thể trong trường hợp vi phạm giao thông là để CSGT bỏ qua, không xử lý hành vi vi phạm hoặc xử phạt nhẹ hơn.

Cảnh sát giao thông nhận đưa tiền để bỏ qua cho vi phạm bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự 2015 “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;”.

Trong trường hợp của người vi phạm đưa tiền dưới 2 triệu đồng, thì cảnh sát nhận tiền chưa cấu thành tội nhận hối lộ và chưa thể xử lý Hình sự. Trường hợp này chỉ có thể xử lý viên cảnh sát với hình thức kỷ luật và hành chính. Đồng thời, bản thân người vi phạm cũng chưa đủ cấu thành tội đưa hối lộ (điều 364 Bộ luật hình sự). 

Tuy nhiên, hành vi trên vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm c, Khoản 3, Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm bị xử phạt thế nào?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bạn đọc này cũng đặt ra câu hỏi: “Nếu đã vi phạm luật giao thông thì tại sao lại ngại nộp phạt cho Nhà nước?”.

Câu hỏi này được thể hiện phổ biến của đa số người tham gia giao thông theo khảo sát hiện nay. Họ nghĩ rằng việc nộp phạt tại sao phải cho nhà nước trong khi mình có thể không cần biên lai; nhờ đó việc nộp phạt có thể nhẹ hơn vì tiền sẽ không được chuyển vào kho bạc nhà nước. Chính vì thế người dân hãy hết sức tuân thủ luật pháp để xã hội ngày càng phát triển văn mình; không nên tạo tiền đề cho hành vi vi phạm được tiếp diễn.

Vậy làm cách nào để hạn chế được hành vi vi phạm đến từ hai phía này?

Việc CSGT và người vi phạm “chia sẻ” phần tiền phải nộp vào ngân sách Nhà nước là rất dễ xảy ra vì hai bên cùng có lợi và cả hai đều muốn thế. Để giảm thiểu việc này cần giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người vi phạm và người xử phạt, do vậy cần tăng cường việc “phạt nguội”, dùng camera.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment