Những thứ được mang lên máy bay quốc tế

by Thanh v
Những thứ được mang lên máy bay quốc tế

Vừa qua tại các sân bay đã xử lý nhiều trường hợp hành khách mang theo các đồ vật bị cấm bên người. Đồ vật bị cấm mang theo trên các chuyến bay là những đồ vật gây ảnh hưởng và có khả năng gây ảnh hưởng tới hoạt động an toàn bay. Vì để đảm bảo cho các chuyến bay được an toàn, Cục hàng không đã ban hành một vài văn bản trong đó có quy định rõ những loại hàng hóa bị cấm hoặc hạn chế mang lên máy bay.

Đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm không chỉ tại các chuyến bay nội địa mà còn cả các chuyến bay quốc tế. Vậy những thứ được mang lên máy bay quốc tế hiện nay được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bà viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Những thứ được mang lên máy bay quốc tế

Những thứ được mang lên máy bay quốc tế
Những thứ được mang lên máy bay quốc tế

Hiện nay tại các văn bản ban hành có liên quan tới hoạt động vận tải hàng không, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về những loại đồ vật, hàng hóa được phép mang lên máy bay mà chỉ quy định rõ về những vật phẩm bị cấm hoặc hạn chế mang lên máy bay theo Quyết định 1541/QĐ-CHK của Cục trưởng cục hàng không. Do đó để xác định được những vật dụng nào được phép mang theo lên máy bay, cần căn cứ vào thực tiễn những vật dụng từ trước tới nay hành khách được mang theo lên máy bay như là những loại hành lý mà không nằm trong danh sách cấm, hàng hóa nguy hiểm và hành lý phải đáp ứng được tiêu chuẩn về khối lượng và kích thước được phép.

– Hành khách được mang theo tư trang như quần áo, dày dép, điện thoại (phải để ở chế độ máy bay hoặc tắt nguồn), đồ ăn khô, thuốc, laptop,…

– Trường hợp nếu có em bé đi kèm thì hành khách còn được mang theo thức ăn cho em bé (bột và các chất lỏng cần thiết), xe nôi và các vật dụng phục vụ nhu cầu chăm sóc cho bé ( tuy nhiên cần đáp ứng quy định về kích thước của hành lý, trường hợp xe đẩy lớn hơn kích thước xách tay thì cần cho vào hành lý ký gửi)

– Đối với người có tiền sử bệnh tim hoặc huyết áp, hen suyễn,… có thể đem theo thuốc, bình oxi nhỏ dưới 230gr, thiết bị trợ tim, máy đo huyết áp, xe lăn,…

– Mỹ phẩm dạng lỏng như nước hoa, sữa rửa mặt nếu mang theo phải đóng chai dưới 100ml và tổng dung tích không quá 1 lít, phải được đóng kín, đựng trong túi trong suốt, khóa zip kín hoặc đóng kín miệng nhằm tránh bị đổ trong quá trình vận chuyển

– Đối với đồ uống có cồn phải đáp ứng điều kiện có nồng độ cồn từ 25% – 70% phải còn nguyên đóng gói của nhà sản xuất và dung tích không quá 5 lít. Nước hoa đóng hộp có dung tích dưới 500ml (tổng dung tích vận chuyển dưới 2 lít).

– Kích thước của hành lý:

+ Đối với hành lý xách tay: Hành lý mà hành khách mang theo phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn là không vượt quá giới hạn kích thước tiêu chuẩn: 56cm x 36cm x 23cm (dài, rộng,cao) và trọng lượng 7kg và đặt vừa trong ngăn đựng hành lý của máy bay

+ Đối với hành lý ký gửi: Mỗi kiện hành lý không được phép vượt qua 32kg với tổng kích thước không quá 119cm x 119cm x 81cm (dài, rộng cao)

Những hàng hóa bị cấm mang theo lên máy bay?

Tại Quyết định 1541/QĐ-CHK Do Cục trưởng cục Hàng không Việt Nam ban hành quy định danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay, trong đó được phân thành các loại như: Vật phẩm nguy hiểm cấm mang vào khu vực hạn chế, khoang hành khách của tàu bay; Vật phẩm nguy hiểm hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay.

Trong đó các loại hàng hóa bị cấm mang theo bên người khi lên tàu bay là các loại vật phẩm nằm trong danh mục I của Quyết định này, bao gồm:

– Chất nổ và các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay:

+ Các loại đạn

+ Các loại kíp nổ

+ Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm

+ Các vật mô phỏng giống một vật (thiết bị) nổ

+ Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác

+ Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo

+ Đạn khói, quả tạo khói

+ Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo

– Vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc các vật giống như vũ khí: các thành phần cấu tạo của súng và đạn (súng phóng điện, súng tự chế như các loại súng in 3D, loại không xác định). Các loại này bao gồm:

+ Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự

+ Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, vỏ đạn, các vật được chế tác từ vỏ đạn.

+ Các bộ phận cấu tạo của súng, gồm cả ống ngắm

+ Súng hơi các loại như súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đạn cao su

+ Súng bắn pháo sáng và súng hiệu lệnh

+ Các thiết bị phóng điện và các thiết bị phóng điện tự tạo

+ Súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de (trừ bút la-de dùng trong giảng dạy, thuyết trình)

– Các chất hóa học:

+ Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như: bình xịt hơi cay (trong đó bao gồm các loại bình xịt được chế tạo từ các loại ớt và hạt tiêu), các loại bình xịt a-xít, bình xịt chống côn trùng và khí cay (hơi cay) trừ trường hợp các loại bình xịt sử dụng để sát khuẩn trên tàu bay

+ Các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm (phản ứng gây cháy);

+ Các loại chất hóa học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm

– Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng:

+ Các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ như rìu, dao phay

+ Dao lam, dao rọc giấy

+ Súng tự chế, súng phóng lao

+ Súng cao su

+ Các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 06 cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm

+ Kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ điểm nối giữa hai lưỡi hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm

+ Dụng cụ võ thuật có đầu nhọn hoặc cạnh sắc: các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ…

+ Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại

+ Các vật sắc, nhọn khác có thể được sử dụng làm hung khí tấn công có tổng chiều dài trên 10 cm

– Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ đến an toàn của tàu bay:

+ Xà beng, cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm, tràng, đục, cuốc chim

+ Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan bằng tay

+ Các loại dụng cụ có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn dài trên 06 cm và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít

+ Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm

+ Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay

+ Đèn khò

+ Dụng cụ bắn vít, bắn đinh

– Các vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng:

+ Các loại gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết

+ Các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ

+ Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật

– Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) được cụ thể theo hướng dẫn về kiểm soát chất lỏng

Máy bay từ chối vận chuyển người khuyết tật bị phạt ra sao?

Người khuyết tật không nằm trong đối tượng bị cấm di chuyển bằng hoạt động hàng không do đó các đơn vị hàng không nếu từ chối vân chuyển người khuyết tật là vi phạm quy định về hàng không dân dụng. Do đó sẽ bị xử phạt theo Nghị định 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Cụ thể tại khoản 4 Điều 24 có quy định như sau:

Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện không đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không;

b) Vận chuyển hành khách bị cấm vận chuyển, trừ trường hợp được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định trong trường hợp vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách bị từ chối vận chuyển;

d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong trường hợp hành lý, hàng hóa bị hư hỏng, bị mất, bị thất lạc;

đ) Từ chối vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa không đúng quy định;

e) Không thực hiện vận chuyển hành khách là người khuyết tật theo quy định.

Như vậy nếu từ chối vận chuyển người khuyết tật không đúng quy định thì đơn vị hàng không đó sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Những thứ được mang lên máy bay quốc tế”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Tra cứu chỉ giới xây dựng; mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế, tranh chấp quyền sử dụng đất; hợp đồng đặt cọc nhà đất, làm sổ Đỏ, chia thừa kế nhà đất. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Đưa vật phẩm nguy hiểm và sân bay bị phạt ra sao?

nếu hành khách cố ý mang các vật phẩm nguy hiểm trên vào sân bay sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Cụ thể tại khoản 5 Điều 26 Nghị định này có quy định như sau:
Điều 26. Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng (bảy triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế của nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
b) Hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Để người, đồ vật vào buồng lái tàu bay không đúng quy định;
d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm được phép đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay;
h) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng hoặc không đầy đủ thông tin trước chuyến bay (API) theo quy định;
i) Đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay để đánh bạc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không tổ chức kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay theo quy định;
l) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
m) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
n) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quy định về vận chuyển hài cốt trên chuyến bay?

Các hãng hàng không tại Việt Nam không chấp nhận vận chuyển xác người dưới dạng hành lý. Xác người chỉ được phép vận chuyển dưới dạng hàng hóa theo quy định vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, hài cốt dạng tro có thể vận chuyển dưới dạng hành lý.
– Hài cốt dưới dạng tro
Hài cốt dưới dạng tro có thể được vận chuyển dưới dạng hành lý xách tay hoặc hành lý ký gửi. Điều kiện vận chuyển là hành khách phải xuất trình giấy phép kiểm dịch của cơ quan y tế cấp tỉnh hoặc cấp thành phố.
Bên cạnh đó, nếu được vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi, khách phải đảm bảo tro được đóng gói tốt và có thể chịu đựng được sự va đập trong quá trình vận chuyển.
– Hài cốt dưới dạng xương
Hài cốt dưới dạng xương chỉ được vận chuyển dưới hạng hàng hóa trên các chuyến bay nội địa và phải có đủ các điều kiện sau:
Hài cốt được để trong quan tài trong khoang hàng hóa
Khách phải có thỏa thuận trước với nhà vận chuyển
Hài cốt phải có giấy phép kiểm dịch của cơ quan y tế cấp tỉnh và thành phố
Hài cốt phải được đóng gói kín theo đúng hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch và phải được để bên trong hòm cứng đảm bảo không bị rách, vỡ, tỏa mùi trong quá trình vận chuyển.

Nhân viên an ninh sân bay để hành khách mang hàng bị cấm lên tàu bay thì xử lý như thế nào?

Tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Mục 4 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, nếu vi phạm quy định về nhân viên hàng không và thực hiện công việc theo tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động có thể bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng. Trong trường hợp hành vi của nhân viên an ninh có dấu hiệu uy hiếp đến an ninh, an toàn hàng không, mức phạt có thể lên đến 10 triệu đồng.
Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại các Điểm a, c, h Khoản 4, Điểm b, d, đ, e Khoản 5 và các Điểm a, c Khoản 6 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment