Quy định về bảo hiểm xe container?

by Thanh v
Quy định về bảo hiểm xe container

Phương tiện giao thông kể từ khi ra đời đã phục đắc lực cho con người trong nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên song hành với ưu điểm đó thì vẫn luôn tồn tại những bất cập đó chính là những sự việc tai nạn có liên quan đến các phương tiện giao thông. Không chỉ như thế, tính đến hiện nay người ta đã thống kê rằng số người chết trong các vụ tai nạn giao thông còn nhiều hơn so với số người chết từ các cuộc chiến tranh thế giới trong lịch sử cộng lại, đó là còn chưa kể đến số người bị thương.

Từ đó phát sinh yêu cầu bồi thường do lỗi của bên chủ thể vi phạm đối với phía nạn nhân. Và để giải quyết được yêu cầu này, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới đã ra đời. Một mặt loại bảo hiểm này đảm bảo quyền lợi cho người gặp tai nạn do chủ phương tiện khác gây ra, mặt khác giúp cho chủ phương tiện hạn chế được số tiền đền bù thiệt hại do chính mình gây ra tai nạn. Và theo quy định hiện nay, mọi phương tiện giao thông khi tham gia lưu thông đều bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, kể cả những xe trọng tải lớn như container. Vậy quy định về bảo hiểm xe container theo pháp luật nước ta hiện nay như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Xe container là gì?

Đối với định nghĩa xe container hiện nay trong Luật giao thông đường bộ 2008 và các văn bản có liên quan đều chưa quy định cụ thể. Vì thế chúng ta có thể hiểu xe container hay còn gọi là xe đầu kéo là loại phương tiện nằm trong nhóm phương tiện cơ giới đường bộ có sự liên kết. Trong kết cấu vận tải có móc nối với sơ mi rơ móc, các thùng hàng. Là loại phương tiện cơ giới chuyên dùng trong ngành vận tải nhằm vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn. Đồng thời đây cũng là loại phương tiện chuyên chở các loại hàng hóa có trọng tải lớn theo tuyến vận chuyển xa, vận chuyển quốc tế.

Những loại container phổ biến hiện nay là: container khô, container lạnh, container văn phòng, container hở mái, container hàng rời, container mặt bằng, container dạng bồn và container chuyên dụng,…

Quy định về bảo hiểm xe container?

Quy định về bảo hiểm xe container

Không chỉ các loại phương tiện giao thông phổ biến như mô tô, xe máy, xe ô tô con,… mà đối phương tiện có trọng tải lớn như container khi tham gia giao thông cũng yêu cầu phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Theo quy định tại phụ lục I Thông tư 04/2021/TT-BTC thì phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với xe container (hay còn gọi là xe đầu kéo) được tính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn. Phí bảo hiểm của xe container là phí của cả đầu kéo và rơ moóc. Và đồng thời theo mục VI Phụ lục này thì phí bảo hiểm đối với xe trọng tải trên 15 tấn là 3.200.000 đồng.

Đồng thời, khi sử dụng bảo hiểm xe container, chủ xe sẽ được hưởng các quyền sau đây:

– Đối với các trường hợp gặp tổn thất bộ phận:

Nếu xe tham gia bảo hiểm vật chất xe container với số tiền bảo hiểm bằng hoặc trên giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì được bồi thư­ờng đúng chi phí thực tế sửa chữa, khắc phục tổn thất.

+ Nếu xe tham bảo hiểm với số tiền bảo hiểm vật chất xe container d­ưới giá trị thực tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì số tiền bồi thư­ờng được tính theo thiệt hại thực tế nhân với tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm vật chất xe container.

+ Trong quá trình sửa chữa xe đ­ược bảo hiểm, nếu phải thay thế mới bộ phận thì số tiền bồi thường cho việc thay thế bộ phận đó tối đa không vư­ợt quá giá trị thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tổn thất (trừ khi có thoả thuận khác).

+ Bảo hiểm bồi th­ường toàn bộ chi phí sơn (Bộ phận hoặc sơn lại toàn bộ xe) nếu trên 50% diện tích phải sơn bị hư hỏng do tai nạn gây ra.

– Đối với các trường hợp tổn thất toàn bộ:

+ Xe bị tổn thất nếu xác định được thiệt hại trên 75 % giá trị thực tế hoặc khi giá trị sửa chữa, phục hồi hợp lý bằng hoặc trên 75% giá trị thực tế của xe tại thời điểm ngay trước khi xảy ra tổn thất và không vượt quá số tiền bảo hiểm vật chất xe container.

+ Xe bị mất cắp, bị cướp khi có kết luận điều tra, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án của cơ quan chức năng, bên bảo hiểm sẽ bồi th­ường cho Chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm như­ng không v­ượt quá giá trị của chiếc xe cùng loại, cùng thông số kỹ thuật trên thị trường tại thời điểm xác nhận chiếc xe đó bị mất.

Xe container không có bảo hiểm bị xử lý như thế nào?

Theo quy định hiện nay của pháp luật nước ta thì mỗi chủ xe máy đều bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự dành cho xe cơ giới khi tham gia giao thông. Đồng thời Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong những điều kiện phải có nếu người điều khiển phương tiện muốn tham gia giao thông:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Vì vậy nếu không mang theo hoặc không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi tham gia giao thông, người điều khiển container có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

Như vậy, đối với tài xế điều khiển container khi ra đường nếu không có hoặc không mang theo bảo hiểm TNDS thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Khi mua bảo hiểm container cần chú ý nguyên tắc gì?

Theo Điều 4 Nghị định 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì các quy tắc tham gia bảo hiểm sẽ bao gồm:

+ Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này.

+ Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.

+ Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Điều 4. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này.

2. Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.

3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về bảo hiểm xe container?”  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý chuyển đất ao sang đất sổ đỏ…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Không có bảo hiểm xe container có bị giữ xe không?

Việc chủ phương tiện không mang theo loại giấy tờ này có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt) như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Bên cạnh việc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, chủ phương tiện còn có thể bị tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Mất bảo hiểm xe container có làm lại được không?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm)

1. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.

Như vậy, khi bạn bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm xe container thì phải gửi đơn tới nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like