Sử dụng điện thoại di động khi đang đi xe bị xử phạt ra sao?

by Thanh v
Sử dụng điện thoại di động khi đang đi xe bị xử phạt ra sao?

Năm 2017 tại thị trấn Dumfries (Scotland), đã xảy ra một vụ tai nạn thảm khốc giữa xe tải và xe Toyota Yaris, nguyên nhân được kết luận là do tài xế đã sử dụng điện thoại trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Không chỉ ở nước ngoài, tại Việt Nam một trong những nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông là do người đi đường sử dụng điện thoại trong khi tham gia hoạt động giao thông. Vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, nhắn tin là hình ảnh dễ dàng bắt gặp trên các tuyến đường hàng ngày, từ nông thôn cho đến thành thị. Khi sử dụng điện thoại đồng thời với điều khiển xe, chủ xe sẽ bị phân tán khả năng quan sát, xử lý tình huống bị giảm sút. Qua đó làm tăng số lượng các vụ tai nạn giao thông. Vậy đối với hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang đi xe bị xử phạt ra sao? Hãy theo dõi bài viết sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn!

Căn cứ pháp lý

Sử dụng điện thoại di động khi đang đi xe bị xử phạt ra sao?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang đi xe có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Do vậy pháp luật đã có những quy định và khung hình phạt cụ thể đối với hành vi này. Điều 30 Luật giao thông đường bộ quy định về các quy cách ứng xử của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Cụ thể theo điểm c khoản 3 của điều này có quy định nghiêm cấm sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính đối với người điều khiển, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy.

Điều 30: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

Theo đó nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Cụ thể

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài ra còn có mức phạt bổ sung đối với hành vi này như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

Bên cạnh đó, còn có thể thực hiện hình thức xử phạt bổ sung như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy ( Kể cả xe đạp điện) và các loại xe thô sơ khác:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

Như vậy đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang đi xe sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành tuỳ theo từng loại xe mà có những mức phạt khác nhau.

Sử dụng điện thoại trên máy bay có bị sao không?

Theo Nghị định 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vức hàng không dân dụng có quy định về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại trên máy bay. Căn cứ theo điều 8 của Nghị định về mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác tàu bay, cụ thể:

Điều 8. Vi phạm quy định về khai thác tàu bay

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép;

Như vậy, bên cạnh việc sử dụng điện thoại khi đi xe thì việc sử dụng điện thoại khi tham gia hoạt động giao thông lĩnh vực hàng không có thể bị xử phạt 3000.000 đến 5000.000 đồng

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Sử dụng điện thoại khi đang đi xe bị xử phạt ra sao ?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Dừng xe giữa đường nghe điện thoại có bị phạt không?

Theo quy định tại Nghị định số 100/2019, hành vi nghe điện thoại trong lúc điều khiển phương tiện giao thông đối với ô tô sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng, nếu gây TNGT thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng. Đối với xe máy, mức phạt sẽ từ 600.000 – 1 triệu đồng, nếu gây TNGT bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng. Mức phạt hành vi nghe điện thoại trong khi điều khiển phương tiện đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện là từ 80.000 – 100.000 đồng.

Điều khiển xe máy đi vượt trước bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi điểu khiển xe máy khi vượt trước mà không có báo hiệu thì bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

4.5/5 - (117 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment