Sử dụng giấy phép lái xe giả có bị khởi tố không?

by Trà Ly
Sử dụng giấy phép lái xe giả có bị khởi tố không quy định 2023?

Do nhiều lần không thi được giấy phép lái xe hoặc do không có điều kiện thi giấy phép lái xe mà nhiều người đã có hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả. Đây là một hành vi bị phạm pháp luật nghiêm cấm. Chính vì vậy, chủ thể có hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Vậy, sử dụng giấy phép lái xe giả có bị khởi tố không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP
  • Bộ luật Hình sự năm 2015

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ không thể thiếu khi tham gia giao thông. Trong đó, giấy phép lái xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép lái xe là minh chứng, căn cứ cho việc đã được nhà nước cho phép điều khiển phương tiện giao thông. Vì vậy, giấy phép lái xe rất quan trọng đối với mỗi người. Hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về giấy phép lái xe nhé.

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới trên các con đường công cộng.

Thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Điều 29. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe

1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).

2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).

Theo đó, chỉ có Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải các tỉnh thành có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe.

Như vậy, những Giấy phép lái xe không phải do Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan quản lý sát hạch, Sở Giao thông vận tải cấp phép là Giấy phép lái xe giả. Hành vi sử dụng bằng lái xe giả là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Sử dụng giấy phép lái xe giả có bị khởi tố không quy định 2023?

Sử dụng giấy phép lái xe giả phạt bao nhiêu tiền?

Thông thường khi bị cảnh sát gao thông kiểm tra và phát hiện sử dụng giấy phép lái xe giả thì người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt về hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được pháp luật quy định cụ thể. Vậy, sử dụng giấy phép lái xe giả phạt bao nhiêu tiền? Hãy theo dõi nội dung sau đây để biết sử dụng giấy phép lái xe giả phạt bao nhiêu tiền nhé.

Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Do đó, căn cứ vào Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) trường hợp sử dụng bằng lái xe giả là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Sử dụng giấy phép lái xe giả có bị khởi tố không?

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không ai muốn mình bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi hoàn toàn người vi phạm có thể đi tù vì hành vi này. Vì vậy, nhiều người có thắc mắc rằng sử dụng giấy phép lái xe giả có bị khởi tố không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội sử dụng giấy phép lái xe giả như sau:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, thì hành vi làm giả bằng lái xe thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 – 100.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Như vậy, sử dụng giấy phép lái xe giả có thể bị khởi tố với tội danh làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Sử dụng giấy phép lái xe giả có bị khởi tố không theo quy định 2023?. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ liên quan đến tư vấn pháp lý về giá đền bù đất 50 năm… Hãy liên hệ cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để kiểm tra bằng lái xe thật – giả bằng mắt thường?

– Màu của bằng lái xe giả có màu vàng sẫm hơn bằng lái xe thật.
– Tem dán hình tròn ở góc phía dưới bên phải của ảnh nếu nhìn nghiêng thấy dòng chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem thì đó là bằng thật. Nếu không thấy thì đó có thể là bằng giả.
– Xem số thứ tư và thứ năm của số bằng lái xe trùng với năm trúng tuyển là bằng thật, trường hợp không trùng thì đó là bằng giả.
Lưu ý: Cách này chỉ nhận biết được với bằng lái xe dạng PET và cũng chỉ mang tính chất tương đối.

Người sản xuất giấy phép lái xe giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội làm giả con dấu đối với người sản xuất giấy phép lái xe giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:
– Người làm giả giấy giấy phép lái xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác.
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên.
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người sản xuất giấy phép lái xe giả có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 100.000.000 hoặc phạt tù lên đến 7 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like