Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25 là bao nhiêu?

by Trà Ly
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25 là bao nhiêu năm 2023?

Pháp luật nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi sử dụng rượu bia. Do đó, khi phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức quy định sẽ bị xử phạt vi phạm. Với nồng độ cồn khác nhau thì người vi phạm sẽ bị xử phạt với mức phạt khác nhau. Vậy, mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25 là bao nhiêu năm 2023? Để hiểu và nắm được những quy định về mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25 như thế nào, hãy tham khảo thông từ từ CSGT chia sẻ dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt?

Có nhiều người hiện nay cho rằng uống nhiều rượu bia mới bị phạt vi phạm nồng độ cồn, còn uống ít có nồng độ cồn thấp sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng cứ uống rượu bia và có nồng độ cồn thì đều bị xử phạt. Vậy, nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt? Hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Theo quy định hiện hành, chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm. Hay nói cách khác nếu dụng cụ đo nồng dộ cồn cho chỉ số nồng độ cồn > 0 thì các lái xe đều bị xử phạt.

Nhận định này xuất phát từ các quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019), theo đó người tham gia giao thông bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, chỉ cần có nồng độ cồn khi sử dụng phương tiện tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện đều bị coi là vi phạm quy định cấm nêu trên.

Mức phạt nồng độ cồn với xe máy

Nhiều người sau khi uống rượu bia vẫn điều khiển xe máy tham gia giao thông dẫn đến tai nạn giao thông. Chính vì vậy, nhà nước quy định mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi có nồng độ cồn vượt quá quy định với mức phạt tương đối cao để răn đê. Vậy, mức phạt nồng độ cồn với xe máy hiện nay là bao nhiêu? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn nhé.

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe máy hiện nay được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Nồng độ cồnMức tiềnPhạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25

Mức chỉ số nồng độ cồn khác nhau sẽ có mức xử phạt vi phạm khác nhau đối với hành vi điều khiển xe máy mà trong mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Mức chỉ số nồng độ cồn dưới 0.25 miligam/1 lít khí thở là mức tương đối thấp so với các mức quy định. Vậy, mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25 miligam/1 lít khí thở là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

Theo Điểm c Khoản 6 và Điểm đ Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Như vậy, hành vi điều khiển xe máy mà trong mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0.25 mg/1l khí thở thì có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25 là bao nhiêu năm 2023?

Vi phạm nồng độ cồn có bị giam xe không?

Nhiều người vi phạm nồng độ cồn hiện ngoài việc bị xử phạt còn lo lắng về việc bị tạm giam xe một thời gian. Việc bị tạm giam xe sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và công ciệc hằng ngày. Chính vì vậy, nhiều người có thắc mắc về việc vi phạm nồng độ cồn có bị giam xe không? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định để ngăn chặn hành vi vi phạm, Cảnh sát giao thông được phép tạm giữa xe đối với các hành vi sau:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l) Điểm b khoản 6 Điều 33.

Như vậy, hành vi vi phạm nồng độ cồn quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 6 có thể bị cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện vi phạm.

Theo khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định việc tạm giữ phương tiện sẽ được Cảnh sát giao thông lập biên bản, lấy chữ ký của các bên rồi giao 01 bản cho người vi phạm giữ.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Công an phường có được bắt xe ô tô không theo quy định 2023?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ cấp đổi lại sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Ăn hoa quả, thực phẩm lên men có bị phạt nồng độ cồn?

Một số thực phẩm như nho, sầu riêng, chuối, trái cây lên men, siro cảm cúm… hiện nay có khả năng để lại nồng độ cồn trong cơ thể. Tuy nhiên lượng cồn từ những thực phẩm này thường rất nhỏ và rất khó phát hiện bằng máy đo nồng độ cồn.
Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp hiện nồng độ cồn sau khi sử dụng các thực phẩm lên men.
Tuy nhiên, về nguyên tắc thì Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt vi phạm đối với trường hợp có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở do uống rượu, bia. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao lâu?

Theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về tạm giữ xe là một hình thức xử phạt, trong đó:
“Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày, trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.”
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like