Tháo gương xe máy có bị phạt không?

by Tình
Tháo gương xe máy có bị phạt không?

Xin chào Luật sư, tôi là Vân, hiện tôi đang sống tại Thành phố Sơn La. Hôm nay, tôi tham gia giao thông và vừa bị va chạm nhẹ với một thanh niên. Bởi vì do xe máy của bạn ấy không có gương nên bạn ấy không quan sát được các xe đằng sau nên khi tôi đi thẳng thì bạn hơi hướng rẽ sang trái rồi va vào xe của tôi. Vậy, đối với trường hợp tháo gương xe máy thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin cảm ơn Luật sư nhiều ạ!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Sau đây mời các bạn hãy cùng CSGT tìm hiểu cụ thể về vấn đề “Tháo gương xe máy có bị phạt không?” qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định pháp luật về gương chiếu hậu như thế nào?

Gương chiếu hậu là một trong những bộ phạn quan trọng của phương tiện xe máy, ô tô. Các phương tiện khi tham gia giao thông bắt buộc phải có gương để quan sát được phía sau xe mình. Điều này đảm bảo được cho chính người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác. Gương chiếu hậu được pháp luật quy định như sau:

Theo điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe ô tô, mô tô hai bánh phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Đối với xe máy

Căn cứ Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2015/BGTVT; gương chiếu hậu đúng quy định dành cho xe mô tô; xe gắn máy phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Xe gắn máy phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu bên trái của người lái; xe mô tô phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái 
  • Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn; Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50m về phía bên phải và bên trái;
  • Nếu là gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm;
  • Nếu là gương không tròn, kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải được nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120mm x 200mm.

Đối với xe ô tô

Tại điểm 13 Phụ lục I Thông tư 16/2014/TT-BGTVT ngày 13/05/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật gương chiếu hậu như sau:

  • Xe phải có hai gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
  • Gương chiếu hậu phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 28:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy” (trừ các yêu cầu về lắp đặt gương chiếu hậu trên xe).
  • Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn, có thể điều chỉnh dễ dàng.
  • Gương lắp ngoài bên trái xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phẳng rộng ít nhất 2,5 m, kể từ điểm ngoài cùng của mặt bên trái xe trở ra phía giữa đường và cách mắt người lái về phía sau Xe 10 m.
  • Gương lắp ngoài bên phải xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phang rộng ít nhất 4 m kể từ mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe và đi qua điểm ngoài cùng ở bên phải xe và cách điểm quan sát của người lái về phía sau Xe 20 m.

Điều kiện xe máy cần đáp ứng khi tham gia giao thông?

Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc rằng trong pháp luật Giao thông thì xe máy có quy định gì về chất lượng, an toàn kỹ thuật hay không. Vậy để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề xe máy cần phải đáp ứng những điều kiện gì khi tham gia giao thông. CSGT sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn với nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, theo đó:

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.”

Như vậy, khi tham gia giao thông xe mô tô hai bánh cần phải đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông.

Tiêu chuẩn gương chiếu hậu đúng quy định dành cho xe máy

Gương chiếu hậu bắt buộc phải được lắp trên phương tiện giao thông xe máy, ô tô. Tuy nhiên, không phải loại gương nào cũng được chấp nhận, có những loại gương chiếu hậu quá bé, mờ hay vỡ,… đều không đúng theo tiêu chuẩn được quy định dành cho xe máy. Vậy, gương chiếu hậu như thế nào là đúng, là đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì mời bạn đọc theo dõi thêm thông tin dưới đây.

Căn cứ Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2015/BGTVT, gương chiếu hậu đúng quy định dành cho xe mô tô, xe gắn máy phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Xe gắn máy phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu bên trái của người lái; xe mô tô phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái
  • Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn; Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50m về phía bên phải và bên trái;
  • Nếu là gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm;
  • Nếu là gương không tròn, kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải được nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120mm x 200mm.
Tháo gương xe máy có bị phạt không?

Tháo gương xe máy có bị phạt không?

Hiện nay trên thực tế khi tham gia giao thông có rất nhiều xe không có gương xe máy. Những trường hợp này có thể là do sự chủ quan không tuân theo quy định pháp luật Giao thông. Vậy, để tìm hiểu về việc tháo gương xe máy có bị phạt hay không, CSGT mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, theo đó:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

…”

Như vậy, đối với việc người điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông không có gương bên trái hoặc gương bên trái có nhưng không có tác dụng thì có thể bị xử phạt lên đến hai trăm ngàn đồng. Căn cứ trên sẽ áp dụng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thiếu gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng. Do đó, việc xe máy thiếu gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt, nhưng thiếu gương chiếu hậu bên trái hoặc có gương chiếu hậu bên trái nhưng gương không có tác dụng sẽ bị phạt tiền như mức nêu trên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Tháo gương xe máy có bị phạt không? đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp đồng mua bán nhà đất đơn giản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Gương chiếu hậu là yêu cầu bắt buộc?

Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về xe gắn máy khi tham gia giao thông phải có đủ gương chiếu hậu:
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
Như vậy, nếu không có gương chiếu hậu mà vẫn lưu thông thì rõ ràng là vi phạm pháp luật.

Ô tô không có gương bị phạt bao nhiêu tiền?

Xe ô tô khi lưu hành trên đường sẽ cần phải đảm bảo có cả hai gương chiếu hậu ở cả hai bên xe. Nếu vi phạm lỗi không gương, người điều khiển xe ô tô sẽ bị  xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

Thay gương chiếu hậu xe máy có kích thước quá nhỏ có bị phạt hay không?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 28:2010/BGTVT quy định về kích thước gương chiếu hậu như sau:
– Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.
– Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
– Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
Như vậy, gương chiếu hậu xe máy tại Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn nêu trên về kích thước gương.
Trong trường hợp gắn gương chiếu hậu xe máy quá nhỏ hay loại gương chiếu hậu chỉ để trang trí mà không tác dụng thì người chủ phương tiện xe máy này có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like