Biển báo làn đường dành cho xe đạp năm 2023 được quy ra sao?

by Ngọc Trinh
Biển báo làn đường dành cho xe đạp

Khi tham gia giao thông chúng ta bắt gặp vô số biển báo như là biển báo chỉ đường, biển báo hiệu lệnh, biển cảnh báo, đèn tín hiệu,…Và những loại phương tiện ta thường thấy ngày nay là xe máy, ô tô, xe tải, container,… Có thể thấy rằng xe đạp đã ít xuất hiện hơn trước rất nhiều bởi chất lượng cuộc sống của con người đã tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy mà nhiều người sẽ không rõ được biển báo nào là biển báo làn đường dành cho xe đạp. Vậy ngay sau đây hãy cùng CSGT đi tìm hiểu các loại biển báo làn đường nói chung và biển báo làn đường của xe đạp nói riêng nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT

Có mấy loại biển báo hiệu?

Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ. Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vậy sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể từng loại một nhé:

  • Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
  • Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
  • Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
  • Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
  • Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển trên hoặc sử dụng độc lập.

Chữ viết hoa kiểu chữ thường hoặc kiểu chữ nén sử dụng để viết các thông tin chỉ dẫn về hướng đi, các danh từ riêng hoặc các thông tin có tính chất nhấn mạnh, gây chú ý cho người tham gia giao thông. Chỉ nên sử dụng kiểu chữ nén trong trường hợp phải hạn chế kích thước của biển.
Chữ viết thường được sử dụng để viết tên địa danh bằng tiếng Anh, các thông tin dịch vụ và trên các biển phụ.

Biển báo làn đường dành cho xe đạp thuộc nhóm biển báo nào?

Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo. Xe đạp là phương tiện có hai bánh xe hoặc ba bánh và di chuyển được
bằng sức người đạp hoặc bằng tay quay, kể cả xe chuyên dùng của người khuyết tật có tính năng tương tự. Xe đạp thồ là xe đạp chở hàng trên giá đèo hàng hoặc chằng buộc hai bên thành xe.

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT như sau:

  • Biển số R.403a: Đường dành cho xe ô tô;
  • Biển số R.403b: Đường dành cho xe ô tô, xe máy;
  • Biển số R.403c: Đường dành cho xe buýt;
  • Biển số R.403d: Đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.403e: Đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp;
  • Biển số R.404a: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô;
  • Biển số R.404b: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô, xe máy;
  • Biển số R.404c: Hết đoạn đường dành cho xe buýt;
  • Biển số R.404d: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.404e: Hết đoạn đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.404f: Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp;
  • Biển số R.411: Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo;
  • Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ô tô khách;
  • Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.412c: Làn đường dành cho xe ô tô tải;
  • Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt;
  • Biển số R.412f: Làn đường dành cho xe ô tô;
  • Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
  • Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp;
  • Biển số R.412i: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô khách;
  • Biển số R.412j: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.412k: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô tải;
  • Biển số R.412l: Kết thúc làn đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.412m: Kết thúc làn đường dành cho xe buýt…

Như vậy biển báo làn đường dành cho xe đạp là biển báo hiệu lệnh. Cùng với đó biển báo hiệu lệnh được quy định chi tiết cụ thể tại Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT như sau:

Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h). Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện, nhóm phương tiện cần quy định mà bố trí hình vẽ, biểu tượng các phương tiện tương ứng và mũi tên trên biển cho phù hợp và đảm bảo mỹ quan. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Riêng biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.

  • Biển số R.412g “Làn đường dành cho xe máy và xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe máy (kể cả xe gắn máy) và xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
  • Biển số R.412h “Làn đường dành cho xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
Biển báo làn đường dành cho xe đạp

Quy định chung của pháp luật liên quan đến biển báo hiệu lệnh như thế nào?

Biển hiệu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.

Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Bên cạnh đó Nhà nước cũng quy định cách đặt vị trị biến hiệu lệnh như sau:

  • Các biển hiệu lệnh phải đặt tại vị trí cần báo hiệu lệnh. Do điều kiện khó khăn nếu đặt xa hơn phải đặt kèm biển phụ số S.502.
  • Các biển hiệu lệnh có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển. Riêng biển số R.301a nếu đặt ở sau nơi đường giao nhau tiếp theo thì hiệu lực của biển kể từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau tiếp theo. Các biển R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h), R.302(a,b,c), R.411, R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h) và biển R.415 không cấm xe rẽ phải, rẽ trái để ra, vào cổng nhà hoặc ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị trên đoạn đường có hiệu lực của biển.
  • Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh đi qua các nút giao (trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung), biển hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, trừ các biển R.420, R.421, các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và các trường hợp có quy định riêng.

Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.

Thông tin liên hệ

CSGT sẽ đại diện khách hàng để giải đáp các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Biển báo làn đường dành cho xe đạp” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, Không bằng lái xe không chính chủ phạt bao nhiêu?,… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Xe khác có được đi vào làn đường dành cho xe đạp không?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT quy định “Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định)”.
Như vậy các loại xe khác không được đi vào làn đường dành cho xe đạp trừ các xe được ưu tiên.

Bắt gặp biển báo làn đường dành cho người đi xe đạp ở đâu?

– Được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.
– Được đặt ở bên phải của đường được phân cách giữa đường và vỉa hè.
– Được đặt ở bờ kè nơi có lối đi thích hợp cho xe đạp.
– Trong khu đường phố hẹp hoặc trên cầu.

Khi gặp biển báo gộp thì xe đạp có được đi vào làn đường đó không?

Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định, đặt biển số R.415a “Biển gộp làn đường theo phương tiện”. Tùy theo tình hình thực tế về
số lượng làn đường và phương án tổ chức giao thông mà sử dụng các ký hiệu phương tiện trên các làn cho phù hợp.
Như vậy tùy thuộc vào từng loại biển báo gộp nếu có ký hiệu dành cho xe đạp thì người đi xe đạp được phép đi vào làn đường đó.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like