Biển báo làn đường cho xe máy năm 2023 được quy định thế nào?

by Ngọc Trinh
Biển báo làn đường cho xe máy

Việt Nam được biết đến như là một trong những nước có lượng xe máy tham gia giao thông nhiều nhất thế giới. Chính vì vậy mà những biển báo hiệu lệnh, biển báo hiệu hay những đèn tín hiệu càng được quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo sự an toàn và quy củ của phương tiện này khi tham gia giao thông. Một trong số những biển báo hiệu lệnh dành cho người đi xe máy đó là biển báo làn đường cho xe máy. Vậy có những quy định về loại biển báo này? Hãy cùng chúng tôi – đội ngũ chuyên gia tư vấn của CSGT đi tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Hệ thống biển báo giao thông có hiệu lực như thế nào?

Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
  • Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
  • Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
  • Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính
chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:

  • Đường cao tốc;
  • Quốc lộ;
  • Đường đô thị;
  • Đường tỉnh;
  • Đường huyện;
  • Đường xã;
  • Đường chuyên dùng.

Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:

  • Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
  • Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
  • Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
  • Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
  • Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.

Biển báo làn đường cho xe máy được quy định như thế nào?

Sau đây csgt xin phép được nêu một số loại ký hiệu với các làn đường bao gồm:

  • Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ô tô khách;
  • Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.412c: Làn đường dành cho xe ô tô tải;
  • Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt;
  • Biển số R.412f: Làn đường dành cho xe ô tô;
  • Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
  • Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp;
  • Biển số R.412i: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô khách;
  • Biển số R.412j: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.412k: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô tải;
  • Biển số R.412l: Kết thúc làn đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.412m: Kết thúc làn đường dành cho xe buýt;
  • Biển số R.412n: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô;
  • Biển số R.412o: Kết thúc làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
  • Biển số R.412p: Kết thúc làn đường dành cho xe đạp.

Như vậy biển báo số R.412d là biển báo làn đường dành cho xe máy. Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3. Căn cứ theo quy định tại Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT thì biển báo làn đường dành cho xe máy được quy định như sau:

  • Biển số R.412a “Làn đường dành cho xe ô tô khách”: làn đường dành riêng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt). Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “< 16c”. Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a.
  • Biển số R.412b “Làn đường dành cho xe ô tô con”.
  • Biển số R.412c “Làn đường dành cho xe ôtô tải”. Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “<3,5t”).
  • Biển số R.412d “Làn đường dành cho xe máy”: làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy. – Biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”.
  • Biển số R.412f “Làn đường dành cho ô tô”: làn đường dành cho các loại xe ô tô.
  • Biển số R.412g “Làn đường dành cho xe máy và xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe máy (kể cả xe gắn máy) và xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
  • Biển số R.412h “Làn đường dành cho xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
Biển báo làn đường cho xe máy

Xe máy đi sai làn đường bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với xe máy gồm các hành vi sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
  • Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
  • Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
  • Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
  • Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
  • Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;
  • Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
  • Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
  • Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  • Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
  • Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
  • Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
  •  Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
  • Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy nếu xe máy không đi đúng phần đường của mình sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Biển báo làn đường cho xe máy” đã được csgt giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, Xe quá hạn đăng kiểm đi đăng kiểm có bị phạt không?,… Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng làn đường?

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
– Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
– Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Xe máy có được phép sử dụng làn đường của xe khác không?

Xe máy không được phép sử dụng làn đường của xe khác. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Xe máy đi sai làn đường có bị xử phạt không?

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng cho hành vi đi không đúng phần đường, làn đường của mình. Như vậy, xe máy đi sai làn đường sẽ bị xử phạt hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like