Thi chứng chỉ ô tô gồm những gì

by Thanh Hằng
Thi chứng chỉ ô tô gồm những gì

Hiện nay, thuật ngữ thi bằng lái xe hoặc giấy phép lái xe đều không lạ lẫm đối với mỗi chúng ta. Bởi chúng đều là những loại giấy tờ quan trọng mỗi khi chúng ta lưu thông trên đường. Nhưng còn một loại giấy tờ khác đó là Chứng chỉ ô tô. Đây là một loại giấy tờ tuy không mới nhưng còn xa lạ với nhiều người. Vậy Chứng chỉ ô tô là gì? Thi chứng chỉ ô tô gồm những gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Giấy tờ ô tô bao gồm những gì? 

Căn cứ theo khoản 2 điều 58 luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ như sau:

– Thứ nhất là phải mang theo giấy đăng ký xe 

– Thứ hai là giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới : Đối với người tham gia giao thông đường bộ, thì theo điều 59 luật giao thông đường bộ thì hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg. Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo trọng tải từ 3.500 kg trở lên, và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. Và giấy phép lái xe hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi  và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D. Có giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy chứng pháp lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc. 

– Thứ ba là giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới: Quy định về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Thì việc sản xuất lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ thì phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó thì xe ô tô, và rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

– Thứ tư là giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.  Căn cứ tại khoản 3 điều 6 nghị định 03/2021/ND-CP  thì giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung như là tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ xe cơ giới, Số biển kiểm soát hoặc số khung số máy, loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô, tên địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách, Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm, ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm…

Đối với những loại giấy tờ xe ô tô mang theo đều phải là bản gốc, giấy tờ phô tô sẽ không có hiệu lực thay thế. Bởi lẽ trong hình thức xử phạt vi phạm có liên quan đến biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xem, tạm giữ giấy tờ xe để người vi phạm giao thông hoan tất thủ tục nộp phạt mới giao trả giấy tờ chính. Bởi vậy mà khi tham gia giao thông người điều khiển xe ô tô bắt buộc phải mang bản gốc. 

Thi chứng chỉ ô tô gồm những gì
Thi chứng chỉ ô tô gồm những gì

Thi chứng chỉ bằng lái xe hạng B2, B1 hay hạng C là gì?

Thi chứng chỉ bằng lái xe hạng B2, B1 hay hạng C là một kỳ thi do trường dạy lái xe tổ chức và chấm thi. Kỳ thi này diễn ra sau khi học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo lý thuyết và thực hành lái xe.

Hiểu một cách đơn giản, sau khi học xong bạn phải làm 1 bài kiểm tra để được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Chứng chỉ không có giá trị thay thế giấy phép lái xe. Tuy nhiên, phải có chứng chỉ tốt nghiệp thì bạn mới được tham dự kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô.

Chứng chỉ nghề sơ cấp lái xe ô tô b2 được trao để chứng nhận bạn đã hoàn tất thành công một khóa học lái xe ô tô hạng B2 của cơ sở đào tạo lái xe. Tức là khi bạn thi qua phần thi lý thuyết và phần thi thực hành trong cuộc tổ chức thi tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo lái xe.

Một khóa học lái xe hạng B2 sẽ thường kéo dài 93 ngày hành chính tương đương với khoảng 4 tháng. Khóa học này sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ các kiến thức về luật giao thông đường bộ cùng các kỹ thuật lái xe an toàn.

Tuy nhiên chứng chỉ nghề sơ cấp lái xe ô tô này không có giá trị thay thế giấy phép lái xe, nó chỉ là điều kiện bắt buộc và là điều kiện cần và đủ để bạn có thể được tham gia dự thi sát hạch cấp giấy phép lái xe. (Chưa được cấp chứng chỉ nghề sơ cấp thì đồng nghĩa với việc bạn không được phép dự kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe.)

Thi chứng chỉ ô tô gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về hồ sơ thi bằng lái xe ô tô như sau: Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe

1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài

d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

d) Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).

Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Quy trình thi cấp chứng chỉ nghề lái xe

Thi lý thuyết 

Là phần thi tìm hiểu luật giao thông ứng với xe ô tô khi di chuyển trên đường tại Việt Nam trong bộ đề 600 câu hỏi lý thuyết lái xe ô tô B2. Phần thi lý thuyết sẽ được giám khảo từ trung tâm coi thi và chấm phần thi lý thuyết bao gồm 35 câu hỏi lý thuyết dưới hình thức trắc nghiệm. Bạn phải hoàn thiện các câu hỏi này trong thời gian 20 phút và đạt 32/35 câu thì mới được coi là vượt qua phần thi lý thuyết.

Thi thực hành

Phần thi này sẽ được tổ chức trên sân tập lái theo quy định của cơ sở đào tạo lái xe, bạn sẽ phải lái xe trực tiếp trên sân tập lái và thực hiện các bài thi theo yêu cầu của giám thị. Mỗi năm đề thi thực hành cấp chứng chỉ nghề lại có sự thay đổi khác nhau. Thông thường sẽ thi các bài thi liên hoàn, tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến  Thi chứng chỉ ô tô gồm những gì?″CSGT tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề tư vấn đặt cọc đất… nhanh, đơn giản của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho CSGT thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện dự thi cấp chứng chỉ nghề lái xe B2 là gì?

Để được thi chứng chỉ nghề lái xe B2, bạn cần phải đăng ký học lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và đảm bảo một số điều kiện dưới đây:
Trên 18 tuổi dưới 60 tuổi được phép học thi bằng lái xe B2.
Người có đủ sức khỏe, phù hợp với hạng bằng lái xe ô tô hạng B2.
Hồ sơ dự thi bằng lái xe phải đầy đủ và đúng quy định.
Phải nộp phí đầy đủ.

Các hạng bằng lái xe ô tô được sử dụng tại Việt Nam hiện nay

Giấy phép lái xe hạng B1: Được sử dụng cho xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 3,5 tấn. Lưu ý: Giấy phép hạng B1 không được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.
Giấy phép lái xe hạng B2: Bằng B2 được sử dụng cho xe từ 4-9 chỗ ngồi và tải trọng dưới 3,5 tấn. Khác với bằng B1, bằng B2 được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.
Giấy phép lái xe hạng B11: Loại giấy phép lái xe này có thể sử dụng cho các dòng ô tô 4-9 chỗ ngồi, tải dưới 3,5 tấn nhưng chỉ là dòng xe số tự động.
Giấy phép lái xe hạng C: Người có bằng C có thể lái xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có thiết kế từ 3,5 tấn trở lên và cả những phương tiện quy định trong bằng lái hạng B2, B1 cùng B11.
Giấy phép lái xe hạng D: Được phép điều khiển xe ô tô chở khách từ 10-30 chỗ ngồi cùng tất cả phương tiện quy định trong bằng lái xe C, B2, B1 và B11.
Giấy phép lái xe hạng E: Có thể sử dụng đề điều khiển ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi và những loại phương tiện có trong bằng lái D, C, B2, B1 và B11.
Giấy phép lái xe hạng F: Cấp cho người đã có bằng lái B2, C, D, E, giấy phép lái xe này dùng để điều khiển các loại phương tiện tương ứng như container, ro mooc, đầu kéo, ô tô chỗ khách có nối
toa.

Lệ phí thi chứng chỉ ô tô là bao nhiêu

Chi phí thi chứng chỉ tốt nghiệp lái xe ở mỗi trung tâm đào tạo và sát hạch bằng lái ô tô là khác nhau. Lệ phí trung bình sẽ giao động từ 150.000 vnd – 250.000 vnd. Thông thường lệ phí thi chứng chỉ đã có sẵn trong phí hồ sơ bạn phải nộp khi đăng ký tại các Trung tâm. Chi phí nếu tính ra thì là tiền xăng xe công thầy sân bãi, in giấy chứng chỉ bằng lái xe .Những khoản này đã nằm trong số tiền học trọn gói tại trung tâm .Nếu có ai thu khoản này bạn tát cho phát để họ tỉnh ngủ,tôi chưa thấy trung tâm nào thu khoản này

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment