Thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET như thế nào?

by Tình
Thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET như thế nào?

Xin chào CSGT, tôi là Hoàng, hiện tôi đang là giáo viên tại một trường mầm non công lập ở Thành phố Hải Dương. Tôi có câu hỏi thắc mắc liên quan đến giấy phép lái xe như sau: Tôi đã đi thi đỗ nên được cấp và sử dụng giấy phép lái xe loại A1 từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, dạo gần đây tôi thấy có rất nhiều người sử dụng giấy phép lái xe này là loại thẻ cứng (thẻ PET), giống thẻ ATM. Chính vì vậy nên nó có độ bền rất cao và tiện lợi. Vậy, tôi muốn làm thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET như thế nào? Rất mong Luật sư tư vấn, giúp đỡ. Tôi cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời anh và các bạn đọc quan tâm hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết Thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET như thế nào của CSGT nhé.

Giấy phép lái xe A1 là gì?

Bằng lái xe A1 hay còn được biết đến là giấy phép lái xe (GPLX) A1 là loại bằng lái cơ bản thấp nhất và thông dụng nhất trong hệ thống bằng lái xe tại Việt Nam. Giấy phép lái xe gắn máy A1 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người từ đủ 18 tuổi trở lên, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sức khỏe và nhận thức. Ngày nay, bằng lái xe máy A1 được làm bằng nhựa PET, không thấm nước, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C. GPLX A1 có hình dáng giống một chiếc thẻ ATM nên rất tiện lợi khi bỏ vào ví và chúng có độ bền rất cao.

Thẻ PET được hiểu là gì?

Nhựa PET là loại nhựa cap cấp (Polyethylene terephthalate) với độ bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lựa va chạm, chịu đựng sự  mài mòn cao, là loại vật liệu lý tưởng cho nhiều ứng dụng thẻ phổ biến nhất hiện nay như thẻ ATM, thẻ nhân viên, thẻ VIP,…

Đây là lần đầu tiên thẻ nhựa PET được áp dụng cho giải pháp thẻ nhận diện bảo mật quốc gia như Giấy phép lái xe (GPLX) đã và đang được người sử dụng nhiệt tình hưởng ứng trong thời gian qua.

Hồ sơ xin đổi bằng lái xe máy A1 sang thẻ PET

Quý bạn đọc cần chuẩn bị hồ sơ xin đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ nhựa như sau:

  • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy phép lái xe (không cần chuẩn bị, đến nơi làm thủ tục sẽ cấp miễn phí hoặc bán với giá 500 đồng/tờ).
  • 01 bản photo CMND hoặc hộ chiếu (không cần công chứng)
  • 01 bản photo GPLX cần đổi
  • 01 hình 3×4 phông nền xanh.
  • Lưu ý: bằng lái A1 thì KHÔNG CẦN GIẤY KHÁM SỨC KHỎE. Hiện nay có một số trang mạng ghi các yêu cầu khám sức khỏe là không đúng và gây tốn kém thời gian cũng như tiền bạc cho người dân.
  • Mang theo bằng lái và chứng minh gốc để xác minh.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET như thế nào?

Cá nhân đến đúng địa điểm tiếp nhận hồ sơ và làm theo quy trình hướng dẫn của nhân viên tại đó. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Lấy số thứ tự và chuẩn bị sẵn 1 CMND photo, 2 ảnh 3×4, 1 bản photo bằng lái cũ vật liệu giấy.

Bước 2: Quay về bàn chờ ngồi đợi nhân viên gọi số thứ tự.

Bước 3: Khi đến số thứ tự của bạn, bạn đến phòng xử lý hồ sơ, nộp toàn bộ hồ sơ và đóng phí cấp lại là 135.000VNĐ tại đó. Sau đó bạn được hướng dẫn để chụp hình làm bằng lái.

Sau khi chụp hình xong, bạn nhận lại giấy hẹn ngày trả bằng. Thời gian cấp lại bằng lái tương đối dài. Mất khoảng 3 tháng.

Đến ngày hẹn, bạn nộp giấy hẹn vào phòng trả kết quả, mang theo bằng lái cũ để cắt gốc và nhận lại bằng lái mới vật liệu PET.

Địa chỉ làm thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET?

Cá nhân mang những giấy tờ cần chuẩn bị đến các địa điểm tiếp nhận hồ sơ của tỉnh thành phố. Tại các tỉnh thành khác thì điểm tiếp nhận là sở giao thông vận tải. Riêng Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội do số lượng quá đông nên địa điểm tiếp nhận được mở rộng. Cụ thể:

Các địa điểm cấp đổi bằng lái xe tại TPHCM gồm có:

  • Cơ sở 1 : 51/2 Thành Thái, Phường 14, Quận 10
  • Cơ sở 2 : 08 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
  • Cơ sở 3 : 256 Dương Đình Hội, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9
  • Cơ sở 4 : 111 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú

Các địa điểm cấp đổi bằng lái xe tại Hà Nội

  • Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy
  • Sở Giao thông vận tải Hà Nội: số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông
  • Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình
  • Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên (trong Khu đô thị mới Việt Hưng).
Thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET như thế nào?

Có bắt buộc đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET không?

Có nhiều thông tin hiện nay cho rằng cá nhân buộc phải đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET. Chính vì vậy, có rất nhiều câu hỏi gửi tới trang web CSGT không biết rằng thông tin này có xác thực hay không. Vậy, có bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe sang thẻ PET không, để trả lời cho câu hỏi này, CSGT mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.

Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.

Như vậy, việc đổi Giấy phép lái xe sang dạng thẻ nhựa (PET) được khuyến khích chứ không hề ép buộc. Người dân có điều kiện thì nên đi đổi sang thẻ PET. Nếu chưa đổi, bằng lái xe cũ vẫn có giá trị cho đến khi hết thời hạn. Hiện nay, Giấy phép lái xe máy (hạng A1, A2) không có thời hạn. Vì thế, bằng lái xe máy của người dân không cần đổi vẫn có thể sử dụng vĩnh viễn.

Trước đó, tại Thông tư 58/2015/TT-BGTVT yêu cầu người dân đang sử dụng Giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang Giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET theo lộ trình sau:

– Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3): trước ngày 31/12/2020.

Tuy nhiên, sau đó văn bản này đã bị thay thế bởi Thông tư 12. Và vì thế, trong năm 2020 này, không bắt buộc người dân đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET.

Mặc dù không bắt buộc nhưng người dân nên đổi bằng lái xe sang thẻ cứng PET, bởi đây là loại thẻ nhựa có độ bền cao, có thể sử dụng lâu dài, lại vừa giúp các cơ quản có thẩm quyền quản lý dễ dàng hơn.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 sang thẻ PET như thế nào? đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về cấp lại sổ đỏ cho người đã chết. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao phải thi giấy phép lái xe A1?

Căn cứ tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của người lái xe như sau:
“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.
Theo đó, tại điểm b khoản 2 Điều này thì bằng lái xe, trong đó có bằng lái xe hạng A1 là giấy phép bắt buộc phải có đối với người lái xe khi điều khiển các phương tiện được pháp luật quy định là phải có bằng A1 theo quy định thì mới được phép tham gia giao thông.

Điều kiện thi giấy phép lái xe A1 như thế nào?

Căn cứ theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư 12/2012/TT-BGTVT và Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì để được cấp bằng lái xe A1 thì người lái xe cần đáp ứng cái điều kiện sau:
– Về độ tuổi: Theo quy định tại Chương V Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì theo đó, bằng lái xe hạng A1 sẽ  cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 từ đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe).
– Về tiêu chuẩn sức khỏe: Để được cấp bằng lái xe A1 thì người lái xe phải không thuộc các trường hợp sau:
Đang trong tình trạng rối loạn tâm thần cấp hoặc rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi;
Bị liệt vận động từ hai chi trở lên đối với hệ thần kinh;
Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) hoặc nếu chỉ còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính); hoặc mắc chứng rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây;
Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
Sử dụng các chất ma túy. hoặc sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
– Về sát hạch: 
Cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam muốn được cấp bằng lái xe A1 thi phải trải qua thời gian đào tạo và sát hạch lái xe. 
Đã nộp đủ hồ sơ thủ tục, lệ phí học lái xe
Sau khi kết thúc thời gian đào tạo lái xe, người dự thi sẽ phải trải qua các vòng thi và phải đạt được số điểm thi tối thiểu trở lên mà pháp luật đã quy định.

Có mấy loại giấy phép lái xe máy hiện nay?

Đối với xe máy có hai loại bằng lái xe sau đây:
Bằng lái xe mô tô A1: Là hạng bằng lái xe thấp nhất và cơ bản nhất, đây là bằng lái xe dành cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh từ 50 cm3 – 175 cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
Bằng lái xe A2: Là bằng lái dành cho người lái xe điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like