Va chạm giao thông rồi bỏ chạy xử lý như thế nào?

by SEO Tài
Va chạm giao thông rồi bỏ chạy

Va chạm giao thông diễn ra hàng ngày trên đường xã Việt Nam. Mỗi người có một cách ứng xử khác nhau, người văn minh, người thô lỗ. Tuy nhiên, có những hành vi tiêu cực như chạy trốn là việc đáng lên án. Vì khi đã chạy trốn thì thường là những va chạm nguy hiểm, cần có sự giải quyết để khắc phục kịp thời những tổn thất. Vậy Va chạm giao thông rồi bỏ chạy xử lý như thế nào?

Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề này. CSGT hi vọng sẽ cung câp những thông tin hữu ích cho bạn

Căn cứ pháp lý

Hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại

Thực tế cho thấy trong nhiều vụ va chạm, cách xử lý khi gây tai nạn giao thông vi phạm pháp luật, lợi dụng hiện trường lộn xộn, người gặp nạn mất khả năng kiểm soát hoặc tuyến đường vắng người qua lại, người gây tai nạn đã bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm.

Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người điều khiển xe và người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm: Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi lực lượng chức năng đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu, phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất;

Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm: Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn, báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc UBND nơi gần nhất; bảo vệ tài sản của người bị nạn; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua vị trí xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.

Chủ xe gây tai nạn có hành vi cố tình xóa dấu vết hiện trường để trốn tránh trách nhiệm và gây cản trở cho quá trình điều tra sẽ bị xử phạt theo mức phạt của người điều khiển xe gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường.

Vậy khi gây tai nạn giao thông cần làm gì để hạn chế mức phạt? Người gây tai nạn cần giữ bình tĩnh, kiểm tra bản thân và người đi cùng xem có bị thương không và gọi cứu thương để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của hai bên.

Người tham gia giao thông phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Giao thông đường bộ như không sử dụng điện thoại khi lái xe, tuân thủ chấp hành tín hiệu đèn giao thông, đi đúng làn đường,… Đồng thời, người lái cần cập nhật những sửa đổi, bổ sung mới nhất về Luật giao thông để hạn chế vi phạm.

Va chạm giao thông rồi bỏ chạy
Va chạm giao thông rồi bỏ chạy

Cách xử lý khi xảy ra va chạm

Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định, người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm:

Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất

Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Va chạm giao thông rồi bỏ chạy bị xử lý như thế nào?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và cập nhật mới nhất tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi ngày 28.12.2021), quy định về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Vậy gây tai nạn xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu và phạt bổ sung như thế nào? Cụ thể, với hành vi này, người vi phạm có thể bị phạt hành chính từ 16 – 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 – 7 tháng.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 16-18 triệu đồng (đối với người điều khiển xe ô tô) và phạt tiền từ 6-8 triệu đồng (đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy).

Chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 – 10 năm. Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn.

Bên cạnh đó, hệ lụy từ việc gây tai nạn xong bỏ chạy là rất nhiều, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, giờ đầu tiên khi tai nạn giao thông được coi là “giờ vàng” với nạn nhân vì trong khoảng thời gian này, nếu cấp cứu kịp thời, khả năng nạn nhân được cứu sống cao hơn và hạn chế sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Việc cấp cứu kịp thời và đảm bảo các yếu tố có thể làm giảm tỉ lệ tử vong đến 25%.

“Rõ ràng, việc lái xe gây tai nạn rồi bỏ chạy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều thể hiện sự xuống cấp về đạo đức của người điều khiển phương tiện giao thông. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, rất cần sự phối hợp, giúp đỡ của mọi người dân”

Xét cho cùng, điều quan trọng nhất, mỗi người tham gia giao thông phải tự giác nâng cao ý thức chấp hành, phải xác định được rằng, gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường bỏ mặc người bị nạn không chỉ vi phạm về mặt đạo đức, quy tắc ứng xử văn hóa giao thông mà còn là hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng mà mỗi người khi tham gia giao thông cần biết.

Những mức phạt mang tính răn đe đã được thực thi nhằm hạn chế tối đa hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại. Ngoài ra, để tránh những rủi ro, thiệt hại trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, làm chủ tốc độ lái và tập trung quan sát, xử lý các tình huống bất ngờ.

Bồi thường thiệt hại khi xảy ra va chạm

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015: người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Cụ thể: Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Tuy nhiên việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Có thiệt hại thực tế xảy ra.

Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.

Có lỗi của người có hành vi. Trừ trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc lỗi do nguồn nguy hiểm cao độ (xe máy, ô tô bị mất phanh, hỏng hóc gây tai nạn….) thì chủ phương tiện không có lỗi vẫn phải bồi thường.

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Va chạm giao thông rồi bỏ chạy xử lý như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thỏa thuận bồi thường thu hồi đất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tuân thủ nguyên tắc gì khi tham gia giao thông?

Tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Gây tai nạn giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015. Nội dung điều luật này như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment