Xe 7 chỗ có được chở hàng trên nóc không?

by Quỳnh Tran
Xe 7 chỗ có được chở hàng trên nóc không?

Xin chào Luật sư. Tôi muốn hỏi rằng xe 7 chỗ, trong giấy đăng ký xe ghi là ô tô con (không phải ô tô tải, bán tải) thì có được phép lắp thêm ba ga trên mui xe để chở hàng ý hay không? Quy định pháp luật hiện nay, xe 7 chỗ có được chở hàng trên nóc không? Lắp giá nóc ô tô có bị phạt hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn giao thông của CSGT. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Quy định về việc lắp giá nóc xe ô tô 

Căn cứ Bảng 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, xe lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc sẽ bị từ chối đăng kiểm khi giá để hàng, khoang hành lý rơi vào tình trạng:

  • Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy; không đúng theo thiết kế của nhà sản xuất.
  • Không đúng quy cách, không chia khoang theo quy định.

Đây là lỗi vi phạm thuộc mức độ 2: Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng. Hư hỏng có thể gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông.

Theo đó, xe vi phạm khi lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc sẽ không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định đồng thời phải sửa chữa các sai phạm để kiểm định lại.

Xe 7 chỗ có được chở hàng trên nóc không?

Đối với hành vi chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Đối với hành vi chở hàng trên nóc thùng xe thì có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Xe 7 chỗ có được chở hàng trên nóc không?
Xe 7 chỗ có được chở hàng trên nóc không?

Đồng thời căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông thì đối với những hành vi vi phạm mà cùng được quy định tại các Điều khác nhau của Chương II Nghị định này, trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau thì xử phạt đối với trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp Điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định đối với chủ phương tiện tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông thì. Tức là người vi phạm đồng thời là chủ xe sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được Điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, có thể thấy rằng xe 7 chỗ không được chở hàng trên nóc.

Tự ý lắp thêm giá nóc xe ô tô có bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng theo thiết kế ban đầu của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng kiểm.

Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc lắp giá nóc ô tô có bị phạt không bởi các phụ kiện lắp bên ngoài không làm thay đổi kết cấu của xe. Tuy nhiên, nếu tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất thì sẽ bị xử phạt. Cụ thể:

Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.

Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm:

  • Tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
  • Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

Có nên lắp thêm giá nóc ô tô không? 

Cho đến nay, gắn giá nóc ô tô có bị phạt không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi và chưa có quy định cụ thể. Mặc dù việc lắp thêm giá nóc có thể mang lại nhiều tiện ích nhưng chủ xe cần phải xem xét kỹ các quy định trước khi lắp đặt để tránh bị phạt.

Theo quy định, kích thước giá nóc lắp đặt trên xe không được vượt quá 4x3x4 cm (dài x rộng x cao) giống như với cản trước và cản sau. Vì vậy, trước khi lắp đặt, chủ xe phải tìm hiểu và lựa chọn kỹ loại giá nóc để khi lắp đặt không bị sai quy định. 

Bên cạnh đó, việc lắp thêm giá nóc có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Bộ phận này có thể khiến chiều cao của xe tăng lên đáng kể, gây khó khăn khi đi qua các đoạn đường bị giới hạn chiều cao của phương tiện. Chưa kể, những bộ giá nóc kích thước lớn có thể gây ảnh hưởng đến độ cân bằng của xe. 

Hiện chưa có quy định nào rõ ràng cho vấn đề lắp giá nóc ô tô có bị phạt không. Tuy nhiên, chủ xe nên xem xét kỹ trước khi lắp đặt để lựa chọn các loại giá, nóc phù hợp để để không ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng vận hành của xe.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết tư vấn về Xe 7 chỗ có được chở hàng trên nóc không?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như dịch vụ tư vấn về thủ tục tách sổ đỏ hay tìm hiểu về giá tách sổ đỏ… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp:

Có những loại xe chở hàng nào dựa trên nhiên liệu mà động cơ xe sử dụng?

– Xe tải chở hàng dùng động cơ dầu: loại xe này thường là những xe có trọng tải lớn hoặc xe container. Việc sử dụng động cơ chạy bằng dầu giúp cho dòng xe này tiết kiệm được chi phí vận chuyển và thích hợp với quãng đường xa.
– Xe tải chở hàng dùng động cơ xăng: Hầu hết những mẫu xe tải hạng trung hoặc hạng nhẹ sẽ thường được thiết kế với động cơ xăng.

Có những loại xe chở hàng nào dựa trên trọng tải của xe?

– Xe tải chở hàng hạng nhẹ: các loại hàng hóa thông thường có khối lượng dưới 5 tấn sẽ được chuyên chở bằng loại xe này. Xe hay được sử dụng cho những chặng đường ngắn và trong phạm vi nội thành.
– Xe tải chở hàng hạng trung: 15 tấn là khối lượng hành hàng hóa cao nhất mà xe tải hạng trung có thể vận chuyển. Xe hay được dùng để chở các loại máy móc công nghiệp hoặc các thiết bị nặng.
– Xe tải chở hàng hạng nặng: xe có thể vận chuyển được khối lượng tối đa khoảng 40 tấn. Loại xe này thường được dùng cho quãng đường vận chuyển dài với hàng hóa lớn.
– Xe tải chở hàng siêu trọng: xe được sử dụng để chuyên chở những hàng hóa có khối lượng cực kỳ lớn lên tới hàng trăm tấn.

Xe ô tô 7 chỗ được chở tối đa bao nhiêu người?

Nghị định Chính phủ 100/2019/NĐ-CP quy định rõ số người ngồi trên xe ô tô dưới 10 chỗ được phép chở thêm 1 người so với thiết kế, nếu chở quá từ người thứ 2 sẽ bị xử phạt. Như vậy, xe 7 chỗ chở được tối đa 8 người (bao gồm cả người lái). Nếu số người ngồi là 9 người trở lên thì sẽ bị xử phạt khi tham gia giao thông

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment